Nhắc đến Nhật Bản, người ta không thể không nhắc đến một trong những biểu tượng đặc trưng của đất nước này. Đó chính là hoa Anh Đào. Ngoài vẻ đẹp thuần khiết khiến con người phải mê mẩn thì hoa Anh Đào còn có rất nhiều ý nghĩa thiêng liêng và được coi là biểu tượng cho quốc hoa xứ sở mặt trời mọc. Người Nhật Bản từng có một câu nói bất hủ:”Nếu làm hoa xin làm hoa Anh Đào, nếu là người xin thành võ sĩ đạo”. Để hiểu được vì sao hoa Anh Đào trở thành biểu tượng tinh thần và sức mạnh của Nhật Bản. Hãy cùng JVB – đại diện tuyển sinh du học Nhật Bản tại Việt Nam đi tìm hiểu nhé.
Nhắc đến Nhật Bản, người ta không thể không nhắc đến một trong những biểu tượng đặc trưng của đất nước này. Đó chính là hoa Anh Đào. Ngoài vẻ đẹp thuần khiết khiến con người phải mê mẩn thì hoa Anh Đào còn có rất nhiều ý nghĩa thiêng liêng và được coi là biểu tượng cho quốc hoa xứ sở mặt trời mọc. Người Nhật Bản từng có một câu nói bất hủ:”Nếu làm hoa xin làm hoa Anh Đào, nếu là người xin thành võ sĩ đạo”. Để hiểu được vì sao hoa Anh Đào trở thành biểu tượng tinh thần và sức mạnh của Nhật Bản. Hãy cùng JVB – đại diện tuyển sinh du học Nhật Bản tại Việt Nam đi tìm hiểu nhé.
Ngoài biểu tượng đặc trưng cho sức sống mãnh liệt, cái đẹp, hoa Anh Đào còn biểu tượng cho sự khiêm nhường nhẫn nhịn. Truyền thống Nhật Bản có quy tắc, lễ nghi mà mọi người phải tuân theo tùy thuộc vào mối quan hệ xã hội, địa vị xã hội của từng người tham gia trong giao tiếp. Biểu hiện trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện nghi thức chào hỏi. Tất cả lời chào của người Nhật đều phải cúi mình và kiểu cúi chào phụ thuộc vào mối quan hệ xã hội và địa vị xã hội của từng người khi tham gia giao tiếp.
Hoa Anh Đào biểu tượng của sự khiêm nhưỡng & nhẫn nhịn
Người Nhật có ý thức tự trọng rất cao và chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy thoải mái. Họ không bao giờ làm phiền người khác bởi cảm xúc riêng của mình. Cho dù họ đang gặp phải những chuyện đau buồn nhưng khi nói chuyện, họ vẫn luôn mỉm cười. Đó là tính cách khiêm nhường, nhẫn nhịn giống như bông hoa Anh Đào sẵn sàng rơi xuống dù cho đang ở độ xuân sắc.
Hoa Anh Đào từ lâu đã được nhiều người biết tới là biểu tượng của Nhật Bản. Một loại hoa mang nhiều ý nghĩa gắn liền với văn hóa – cuộc sống của người dân xứ sở Phù Tang
Vậy sau đây hãy cùng Du học Aloha tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc và công dụng của Hoa Anh Đào đối với đất nước mặt trời mọc nhé!
Hoa anh đào (Sakura – katakana: サクラ, hiragana: さくら, kanji: 桜 (cựu tự thể: 櫻 Hán Việt: Anh) là hoa của các loài thực vật thuộc phân chi anh đào, chi Mận mơ, họ Hoa hồng; đặc biệt là của loài Prunus serrulata và một số loài khác chuyên để làm cảnh. Còn anh đào lấy quả hầu hết là các giống thuộc hay lai với các loài Prunus avium, Prunus cerasus.
Hoa anh đào có 3 màu là màu trắng, hồng và đỏ. Thời gian tồn tại của một bông hoa anh đào thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Tùy theo từng chủng loại hoa và điều kiện môi trường thời tiết mà tuổi thọ của hoa anh đào khác nhau.
Giống hoa Someiyoshino có tuổi thọ 7 ngày kể từ ngày mankai (満開, まんかい, mãn khai) trong khi giống hoa Kanzakura nở và tàn lâu hơn chừng 10~12 ngày kể từ ngày mankai.
Mùa hoa anh đào thường là vào tháng 3 hay là tháng 4 dương lịch. Hoa anh đào có rất nhiều loại, từ loại hoa mọc dại trên núi cho đến những loại được lai tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của con người.
Hoa Anh đào nở rộ suốt từ cuối tháng Ba, hoặc đầu tháng Tư. cho đến đầu tháng 5 trải dài theo đường kinh tuyến của Nhật Bản. Bắt đầu từ Okinawa vào cuối tháng 1 cho đến Hokkaido vào đầu tháng 5.
Do ở phía nam Okinawa thời tiết ấm áp nên hoa anh đào ở đây nở sớm nhất, tiếp theo là ở vùng Kyushu, Kantou, Shikoku, còn ở Hokkaido thì phải đến đầu tháng 5, hoa anh đào mới nở.
Ngoài ra còn tùy theo từng loại hoa anh đào khác nhau mà thời gian mankai (満開-Mãn Khai: thời điểm hoa nở rộ nhất, đẹp nhất) cũng khác nhau. Sau thời gian mankai khoảng 1 tuần là hoa bắt đầu tàn dần.
Hanami (花見 (hoa kiến) dịch nghĩa “ngắm hoa”) là một cách thưởng hoa truyền thống của người Nhật, “hoa” ở đây có nghĩa là hoa anh đào (“sakura”) hoặc ít phổ biến hơn là hoa mơ (“ume”). Trong một số ngữ cảnh, người ta còn gọi hanami là lễ hội hoa anh đào.
Nguồn gốc tên hoa anh đào – “sakura” bắt nguồn từ tên của nữ thần Konohara Sakuya, một vị thần trong các tác phẩm văn học cổ của Nhật Bản.
Theo truyền thuyết, nữ thần là người đầu tiên gieo hạt giống hoa anh đào lên núi Phú Sĩ, được dân gian tôn là nữ thần Sakura. Vị nữ thần này có sắc đẹp tuyệt trần, tựa như những bông hoa nở đẹp rực rỡ trong nắng. Cái tên hoa anh đào Sakura cũng bắt nguồn từ đó.
Trong thế chiến thế 2, sau khi trải qua những tổn thất nặng nề của chiến tranh, Nhật Bản có sự hồi sinh kỳ diệu khiến cả thế giới thán phục, từ một nước thua trận trở thành một trong những cường quốc thế giới.
Nhiều người kể rằng, chính trong quãng thời gian khó khăn của chiến tranh, vẻ đẹp của hoa anh đào đã tiếp thêm cho họ sức mạnh để đồng lòng vực dậy, xây dựng lại đất nước.
Hiện nay vẫn còn đang rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc của hoa anh đào, tuy nhiên trong tâm trí nhiều người thì khi nhắc đến hoa anh đào, thì ta thường nhớ ngay đến xứ sở mặt trời mọc – Nhật Bản.
Hoa anh đào là loài hoa đại diện cho Nhật Bản, tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo của Samurai Nhật Bản, hoa anh đào nở từng chùm vô cùng rực rỡ giống như hình ảnh đoàn kết, kiên cường, bất khuất, hết mình vì tổ quốc của dân tộc.
Không những vậy hoa anh đào còn đại diện cho sự thanh cao, khiêm nhường và nhẫn nhịn của con người.
Ngoài ra hoa anh đào còn là loài hoa tượng trưng cho thời thanh xuân của tuổi trẻ và sức sống mãnh liệt của con người.
Mỗi loài hoa đều có ý nghĩa và giá trị biểu tượng riêng và hoa anh đào sakura cũng không là ngoại lệ. Đặc biệt, anh đào sakura có nhiều hơn một ý nghĩa tượng trưng đằng sau nó và đó là:
Bông hoa sakura luôn gắn liền với sự ngắn ngủi và trôi qua rất nhanh của tuổi trẻ. Chỉ trong chớp mắt, những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời của chúng ta trôi qua nhanh đến mức chúng ta thậm chí không biết những ngày đó đã đi về đâu.
Loại hoa này là một lời nhắc nhở về bản chất tạm thời của tất cả mọi thứ, những điều đẹp đẽ không tồn tại quá lâu – khi những bông hoa bé xinh chỉ có thể nhìn thấy trên cành trong một khoảng thời gian ngắn rồi biến mất cho đến mùa xuân năm sau.
Hoa anh đào sakura còn được biết đến như một biểu tượng của một thành viên mới xuất hiện trong gia đình: chào đón em bé. Giá trị biểu tượng này xuất phát từ các truyền thống trong quá khứ và nhiều người coi nó là một bông hoa đẹp mô tả hạnh phúc của cha mẹ và tình yêu dành cho đứa con của mình.
Hoa anh đào sakura cũng là một biểu tượng của mùa xuân. Hết năm này qua năm khác, màu hồng nổi bật đánh dấu sự kết thúc của những tháng mùa đông ảm đạm và biểu thị cho sự khởi đầu được chờ đợi từ lâu của mùa xuân.
Đây là loại hoa đầu tiên nở ngay sau khi mùa đông chấm dứt, đó là lý do tại sao nhiều người coi nó là biểu tượng của sự trẻ hóa và tái sinh. Mỗi mùa xuân, loài hoa tuyệt đẹp này bao phủ các con hẻm, lối đi và công viên với sắc màu tuyệt đẹp, khiến mọi người cảm thấy hân hoan và hạnh phúc cho mùa xuân sắp tới.
Hoa thường đạt đến đỉnh điểm của vẻ đẹp giữa tháng ba và giữa tháng tư, đây là thời điểm tốt nhất cho lễ hội ngắm hoa.
Ở Nhật Bản, có hơn hai trăm giống hoa anh đào được trồng vì vẻ đẹp và sự lộng lẫy của hoa dù hoa không kết trái. Hoa anh đào nở vào mùa xuân sau mùa đông dài giá lạnh, chính vẻ đẹp giản dị mang hơi thở mùa mới đã truyền cảm hứng cho các hoàng đế, công chúa, nghệ sĩ, nhà thơ và người dân thường của Nhật Bản cổ đại.
Cành cây phủ ngập hoa anh đào để lại ấn tượng như một đám mây hoa lơ lửng trên bầu trời rồi biến mất, ẩn dụ tượng trưng cho sự ngắn ngủi. Vẻ đẹp và ý nghĩa biểu tượng của hoa anh đào được mô tả trong âm nhạc và thơ ca, ca ngợi sức mạnh và ý nghĩa của một khoảnh khắc trong tự nhiên.
Trong văn hóa Nhật Bản, hoa anh đào xuất hiện từ họa tiết trên trang phục, trên tranh, kimono, áo choàng, thiệp chúc mừng, đến uống trà từ hoa anh đào trong lễ cưới và hát những bài hát truyền thống để vinh danh hoa anh đào. Bên cạnh đó là làm hộp trang trí vỏ cây anh đào được sử dụng để bảo quản các loại trà, thuốc lá và các vật dụng cá nhân.