Bữa Ăn Hoàng Gia

Bữa Ăn Hoàng Gia

Giảm cân để cải thiện sức khỏe, vóc dáng là nhu cầu rất thực tế và phổ biến. Bữa ăn hằng ngày vì thế cũng ảnh hưởng nhiều tới việc giảm cân. Vậy 1 bữa ăn bao nhiêu calo để giảm cân hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau qua chia sẻ của chuyên viên Dinh dưỡng – Tiết chế Phan Thị Diễm Ngọc, Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7.

Giảm cân để cải thiện sức khỏe, vóc dáng là nhu cầu rất thực tế và phổ biến. Bữa ăn hằng ngày vì thế cũng ảnh hưởng nhiều tới việc giảm cân. Vậy 1 bữa ăn bao nhiêu calo để giảm cân hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau qua chia sẻ của chuyên viên Dinh dưỡng – Tiết chế Phan Thị Diễm Ngọc, Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7.

Cách tính 1 bữa ăn bao nhiêu calo để giảm cân hiệu quả

Để xác định được 1 bữa ăn bao nhiêu calo để giảm cân hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo các gợi ý dưới đây.

Lưu ý an toàn khi ăn thâm hụt calo để giảm cân

Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ khi ăn thâm hụt calo để giảm cân:

Nữ giảm cân cần nạp bao nhiêu calo 1 ngày?

Không có mức calo cụ thể có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Muốn giảm cân, cơ thể cần nạp ít calo hơn mức tiêu thụ. Ví dụ, một người nữ 30 tuổi, cao 165cm, nặng 60kg, rất ít vận động có mức BMR 1320 calo/ngày và TDEE 1660 calo/ngày. Như vậy, để giảm khoảng 0,5kg trong 7-8 ngày, người này cần nạp khoảng 1160 calo/ngày (mức thâm hụt 500 calo).

Tính toán lượng calo từng bữa ăn để giảm cân

Khi đã có số lượng calo thâm hụt mong muốn, bạn nên tham khảo thành phần dinh dưỡng, lượng calo mà thực phẩm cung cấp để lên thực đơn hoàn chỉnh, phù hợp với nhu cầu năng lượng hàng ngày lẫn mục tiêu giảm cân.

Xem thêm: Cách tính calo trong thức ăn, thực phẩm trong bữa ăn mỗi ngày

Xem thêm: Cách tính calo giảm cân cho nam và nữ hiệu quả cao và an toàn

Lượng calo nạp trong 1 ngày tác động tới việc giảm cân thế nào?

Lượng calo nạp trong một ngày có thể giúp cơ thể tăng cân (dư thừa calo) hoặc giảm cân (thâm hụt calo). Lượng calo cần nạp trong ngày của mỗi cá nhân đều khác nhau, dựa trên nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, tần suất vận động, tình trạng sức khỏe,…

Cơ thể cần năng lượng để duy trì các hoạt động trao đổi chất (như hô hấp, tiêu hóa, duy trì thân nhiệt) và vận động (làm việc, đi bộ, đạp xe, bơi lội,…). Dù trong trạng thái nghỉ ngơi, cơ thể vẫn liên tục đốt calo để duy trì sự sống. Mỗi người có mức tiêu thụ calo khác nhau dựa vào các đặc điểm cá nhân như tuổi, giới tính, vận động…Vì vậy việc lên kế hoạch 1 bữa ăn bao nhiêu calo để giảm cân của từng người cũng sẽ khác nhau.

Nếu cơ thể nạp nhiều calo hơn mức cần thiết, năng lượng dư thừa sẽ tích lũy dưới dạng glycogen (trong gan và cơ bắp) và mỡ. Nếu cơ thể nạp ít hơn mức năng lượng cần thiết, mỡ và glycogen trong cơ thể được phân giải thành năng lượng để bù đắp số calo thiếu hụt.

Lượng calo cơ thể cần cho các hoạt động trao đổi chất được thể hiện bởi chỉ số BMR (Basal Metabolic Rate – tỷ lệ trao đổi chất cơ bản) với nhiều công thức khác nhau. Ví dụ, với công thức Mifflin-St.Jeor, nam giới cao 165cm, nặng 70kg, 30 tuổi sẽ có chỉ số BMR như sau [1]:

BMR nam giới = (10 x cân nặng(kg)) + (6,25 x chiều cao(cm)) – (5 x tuổi) + 5.

Đăng ký tư vấn về thừa cân, béo phì tại đây

(10×70) + (6,25×165) – (5×30) + 5 = 1586,25 calo/ngày.

Ngoài ra, ta cũng có công thức Mifflin-St.Jeor cho nữ như sau:

BMR nữ giới = (10 x cân nặng(kg) + (6,25 x chiều cao (cm)) – (5 x tuổi) – 161

Tuy nhiên, BMR chỉ là mức năng lượng tối thiểu cần nạp vào để duy trì hoạt động trao đổi chất. Để biết tổng số calo cơ thể dùng một ngày, ta cần tính bằng chỉ số TDEE (Total Daily Energy Expenditure – tổng năng lượng tiêu thụ hàng ngày), với công thức tiêu chuẩn:

TDEE = BMR x AF (Activity Factor – yếu tố vận động).

Yếu tố vận động thể chất được chia thành 5 mức như sau:

Như vậy, với nam giới cao 165cm, nặng 70kg, 30 tuổi và ít vận động, số năng lượng cần nạp như sau:

TDEE = BMR x AF = 1586,25×1,2 = 1903,5 calo/ngày.

Đây là lượng calo cần nạp trong một ngày để cơ thể duy trì cân nặng. Khi cơ thể nạp nhiều năng lượng hơn mức này sẽ gây tăng cân hoặc giảm cân nếu ít hơn. Vậy 1 bữa ăn bao nhiêu calo để giảm cân hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.

Xem thêm: 1 ngày ăn bao nhiêu calo để giảm cân hiệu quả và an toàn?

bữa ăn bao nhiêu calo để giảm cân?

1 bữa ăn bao nhiêu calo để giảm cân? Nếu bạn cần 2000-2500 calo mỗi ngày để duy trì cân nặng, để giảm cân, bạn có thể chia nhỏ thành 3 bữa ăn, mỗi bữa khoảng 500-600 calo hoặc 5 bữa ăn, mỗi bữa 300 – 400 calo đều có thể giúp giảm cân. 1kg trọng lượng cơ thể tương đương 7700 calo, với mức thâm hụt 500 calo/ngày, bạn có thể giảm gần 0,5kg trọng lượng trong 7-8 ngày.

Như vậy, 1 bữa ăn giảm cân cần bao nhiêu calo phụ thuộc vào mức TDEE cơ thể cần trong ngày và phải dựa trên tổng số bữa ăn và mức calo cơ thể cần. Lượng calo phải được tính trên tất cả các bữa ăn và không cao hơn mức TDEE.

Xem thêm: 3 cách giảm 1kg trong 1 tuần an toàn và đúng chuẩn khoa học

Tạo thâm hụt calo trong từng bữa

Tiếp theo, bạn cần xác định số lượng bữa ăn và mức thâm hụt mong muốn để giảm cân. Mức thâm hụt an toàn có thể được áp dụng tại nhà thường dưới 500 calo/ngày.

Xác định nhu cầu calo hàng ngày

Nhu cầu calo một ngày được tính bằng chỉ số TDEE với công thức BMR x AF đã đề cập phía trên. Bạn nên dựa theo tần suất hoạt động và các yếu tố cá nhân như tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao,… để tính được lượng calo mà cơ thể cần trong một ngày.

Yếu tố ảnh hưởng tới ăn bao nhiêu calo để giảm cân

Để giảm cân, lượng calo cơ thể dùng trong một ngày phải lớn hơn lượng calo được nạp. Tuy nhiên, mỗi người lại có nhu cầu năng lượng khác nhau, dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng calo cơ thể dùng trong một ngày [2]:

Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng đến lượng calo cơ thể cần trong ngày. Mức calo thâm hụt an toàn được khuyến nghị từ 300-500 calo/ngày. Như vậy, để biết 1 bữa ăn bao nhiêu calo để giảm cân, ta cần lấy TDEE trừ đi lượng thâm hụt mong muốn. Ví dụ, một người tiêu thụ 2200 calo/ngày, với mức thâm hụt mong muốn khoảng 500 calo/ngày, người này cần tiêu thụ 1700 calo từ tất cả các bữa ăn trong ngày.

1 bữa ăn bao nhiêu calo để tăng cân?

Chỉ cần nạp nhiều thức ăn hơn mức TDEE để cơ thể có thể tăng cân một cách tự nhiên. Ví dụ, cơ thể bạn cần 2000 calo/ngày, bạn ăn 2500 calo/ngày sẽ giúp cơ thể tăng khoảng 0,5kg sau 7-8 ngày.

1 ngày ăn 700 calo có giảm cân không?

700 calo là mức rất thấp đối với người trưởng thành, gần như không thể cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động bình thường của cơ thể. Tuy có thể tăng tốc độ giảm cân, tuy nhiên nạp quá ít calo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng nếu duy trì trong thời gian dài. Mức calo thâm hụt an toàn để giảm cân tại nhà thường dao động 300-500 calo/ngày.

1 bữa ăn bao nhiêu calo để giảm cân phụ thuộc vào tổng lượng calo cơ thể dùng và mức thâm hụt calo, nhưng không nên áp dụng mức thâm hụt calo quá cao. Dù giảm cân, cơ thể vẫn cần các dưỡng chất thiết yếu để duy trì sức khỏe và các chức năng sống của cơ thể.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Trên đây là bài viết giải đáp cho thắc mắc “1 bữa ăn bao nhiêu calo để giảm cân?”. Lượng calo cần nạp vào cơ thể nên thấp hơn nhu cầu cơ thể (TDEE) từ 300-500 calo/ngày để giảm cân an toàn, hiệu quả. Mỗi cá nhân có một nhu cầu năng lượng khác nhau, thế nên không có lượng calo cần nạp chính xác có thể áp dụng cho tất cả mọi người.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Bữa sáng được coi là một trong những bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Chúng giúp cơ thể chúng ta khởi động quá trình trao đổi chất, đốt cháy calo và cung cấp năng lượng để bắt đầu cho những hoạt động trong ngày mới. Nếu bạn đang ở Sài Gòn hoặc có dịp đến thăm nơi đây thì nên ăn gì vào buổi sáng? Ăn ở đâu để thưởng thức được những món ngon, bổ và rẻ? Đây có lẽ là mối quan tâm của rất nhiều người mỗi khi thức dậy vào buổi sáng. Hãy cùng Du lịch Hòa Bình Việt Nam khám phá các quán ăn sáng Sài Gòn ngon, đầy đủ dinh dưỡng cho một ngày làm việc nhé!

1. Hủ tiếu: là một trong những món ăn sáng ngon nhất ở Sài Gòn rất được nhiều người yêu thích. Bởi giá tiền bình dân nhưng rất ngon và giúp cho bạn có đầy đủ năng lượng để bắt đầu một ngày dài làm việc. Hủ tiếu có rất nhiều sự lựa chọn như hủ tiếu nam vang, hủ tiếu xương, hủ tiếu hải sản, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu mực… tất cả đều mang lại hương vị thơm ngon, hấp dẫn vị giác người thưởng thức.

- Một số địa chỉ quán hủ tiếu ngon:

Sadec quán: 154 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 Hủ Tiếu Mì Sườn: 105 Lò Siêu, Phường 16, quận 11 Hủ tiếu mì Du Ký: 91 Lũy Bán Bích, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú Hủ tiếu mực ông già Cali: 30 Nguyễn Thị Minh Khai, Đa Kao, Quận 1 Hủ tiếu nam vang Thành Đạt: 34 Cô Bắc, Cầu Ông Lãnh, quận Phú Nhuận

2. Bánh mì: một món ăn sáng ngon phổ biến với mọi đối tượng từ người già, học sinh, sinh viên, người lao động, nhân viên văn phòng… bởi món này có thể mua ngay dọc đường, tiện cầm mang đi và giá lại siêu rẻ. Ngay cả những du khách phương Tây cũng đánh giá rất cao về món bánh mì, được coi như một phần tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Bánh mì được biến tấu nhiều nhất theo thời gian. Nhưng dù có biến tấu với bất kì hình thức nào thì nó vẫn luôn khiến người ăn bị hấp dẫn bởi sự hòa trộn sáng tạo các nguyên liệu của người bán hàng.

Quán bánh mì số 110 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận Quán bánh mì Năm: Lô A, Chung Cư Khánh Hội 1, 360C Bến Vân Đồn, P. 1, Quận 4 Bánh mì Bảy Hổ: 19 Huỳnh Khương Ninh, P. Đa Kao, Quận 1 Bánh mì Xíu mại cô Hoa: 397 Phan Xích Long, Phường 2, quận Phú Nhuận Bánh mì xíu mại khô: 358 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3 Bánh mì chảo Hòa Mã: số 53 Cao Thắng, Quận 3

3. Bún bò: là một sự lựa chọn ăn sáng hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua. Bún bò ở Sài Gòn được nấu khá đa dạng, từ bún bò Huế, bún tái, bún bò Nam Bộ, bún bò Hà Nội… đều được bày bán rộng rãi và rất được được ưa chuộng. Trong đó, bún bò Huế là món được nhiều người lựa chọn nhất. Bún bò Huế rất nổi tiếng ở Sài Gòn. Sáng sớm, được ăn một bát bún bò Huế đầy ắp thịt bò, giò heo, mọc…ăn kèm với giá, rau sống, rau thơm các loại sẽ đầy đủ năng lượng cho một ngày làm việc vất vả của bạn.

- Các địa chỉ ăn sáng với món bún bò:

Bún bò Huế: 14B đường Số 46, Phường 5, Quận 4 Bún bò Cao: 201 Huỳnh Văn Bánh, Phường 12, quận Phú Nhuận Bún bò Sài Gòn: 214B1 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 Bún bò Mộc Huế: 16d Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3 Bún bò Nam Bộ Bà Bà: 76 Nguyễn Thái Bình, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 Bún bò Cao: 201 Huỳnh Văn Bánh, Phường 12, quận Phú Nhuận

4. Các món xôi: xôi ở Sài Gòn có khá nhiều loại để bạn chọn lựa. Có xôi của người miền Tây thơm lừng nước cốt dừa hay xôi cốm, xôi xéo đặc sản Hà Nội đến các loại xôi phổ biến ở Sài Gòn như: xôi đậu, xôi bắp, xôi gà, xôi mặn, xôi xá xíu…Trong những buổi sáng không có nhiều thời gian dành cho ăn uống, xôi sẽ là sự lựa chọn vừa tiện lợi, vừa nhanh để tiếp đầy năng lượng cho ngày mới của bạn.

- Một vài địa chỉ bạn có thể tham khảo:

Xôi Linh: 80A Điện Biên Phủ, phường Đa Kao, Quận 1 Xôi gà cô Lan: 14B Kỳ Đồng, Quận 3 Xôi Ngon: 230/11 Thống Nhất, Phường 10, quận Gò Vấp Xôi Xéo Hà Nội: 68 Đường Nguyễn Biểu, Phường 1, Quận 5 Xôi Bình Tiên – Minh Phụng: 88 Minh Phụng, Phường 5, Quận 6 Xôi Gà Cô Lan: 14B Kỳ Đồng, Quận 3 Xôi gà Number One: số 15 Nguyễn Trung Trực, Bến Thành, Quận 1

5. Bún thịt nướng: là một trong những món ăn sáng khá phổ biến của người dân Sài Gòn. Một tô bún bên trên là thịt nướng, chả nem, chả giò ăn kèm với giá, rau sống và rau thơm các loại vô cùng hấp dẫn. Bún thịt nướng ngon là ở thịt nướng ướp vừa vặn, mùi thơm hấp dẫn cùng nước mắm chua ngọt đậm đà.

- Địa điểm ăn sáng với món bún thịt nướng:

Bún thịt nướng chị Tuyền: 175 Cô Giang, Quận 1 Bún thịt nướng Kiều Bảo: 339/12 Tô Hiến Thành, Quận 10 Bún thịt nướng Quán 339: 339/7 Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10 Bún thịt nướng anh Ba : 126 Lê Văn Sỹ, Phường 10, quận Phú Nhuận

6. Cháo lòng: cũng là một trong những món ăn sáng Sài Gòn được ưa chuộng. Những bát cháo lòng nóng hổi với đầy đủ: huyết, gan, dạ dày, lòng… Cháo được nấu với nước luộc tiết nên có màu nâu nâu, hạt gạo nở bung đều và sánh mịn, vị vừa phải. Để thêm vị bạn có thể cho thêm hạt tiêu và ớt bột, ăn kèm với quẩy, rau thơm và giá. Đa số các quán cháo lòng chỉ là hàng bình dân nhưng chất lượng vẫn rất đảm bảo.

Quán cháo lòng: 374 Lê Văn Sỹ, quận Tân Bình Quán cháo lòng 170B Võ Thị Sáu, Quận 3 Cháo lòng chợ Bến Thành: 49 Phan Chu Trinh, P. Bến Thành, Quận 1

7. Bún mọc: là món ăn sáng Sài Gòn đáp ứng đủ tiêu chí: ngon, chất và no. Bún mọc Sài Gòn thường sẽ có sườn, mọc, các loại chả lụa, chả quế, chả lá, chả chiên…Điều quan trọng của tô bún chính là nước dùng, nước dùng bún mọc được ninh từ xương nên khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh tự nhiên, hợp khẩu vị. Nước vị đậm đà mà rất trong, là sự hòa quyện của thịt thăn và xương hầm. Ngoài ra, bún mọc cũng sẽ ăn kèm với đĩa rau sống, bắp chuối, giá đỗ, húng thơm… Bạn có thể thêm chanh, ớt và tiêu để phù hợp hơn với khẩu vị.

- Một số địa chỉ ăn bún mọc ở Sài Gòn:

Bún mọc Thanh Mai: 14 Trương Định, Quận 1 Bún mọc sườn: 308 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình Bún mọc Hùng Mập: 29 Nguyễn Văn Quá, Quận 12

8. Bánh cuốn: nếu trong một buổi sáng thời tiết nóng không thể ăn các món nước nóng nghi ngút khói thì bánh cuốn sẽ là một sự lựa chọn thay thế tuyệt vời. Bánh cuốn thường có nhiều loại như bánh cuốn trứng, bánh cuốn thịt băm, bánh cuốn hành …Bạn cũng có thể ăn kèm thêm chả các loại, thịt nướng hay lạp xưởng. Miếng bánh cuốn mềm mướt có thêm hành phi vàng giòn thơm lừng và rau thơm, chấm cùng với nước chấm hơi ngòn ngọt, mặn mặn rất dễ ăn.

- Quán ăn sáng có món bánh cuốn ngon ở Sài Gòn:

Bánh cuốn Trứng: 55/19 Vạn Kiếp, P. 3, quận Bình Thạnh Bánh cuốn Nam Việt: 152 Nguyễn Biểu, P. 2, Quận 5 Bánh cuốn Phố Xưa: 395 Hoàng Sa, P. 8, Quận 3 Bánh cuốn Thiên Hương: 179A Đường 3/2, Quận 10 Bánh cuốn Minh Tú: 57 Nguyễn Hậu, quận Tân Phú

9. Bánh ướt: bánh ướt của người miền Nam khác với bánh cuốn của người miền Bắc và miền Trung. Bánh được tráng một lớp bột mỏng, mềm và luôn nóng hổi. Người bán sẽ cắt bánh ướt ra thành từng lát mỏng để người ăn dễ thưởng thức. Bánh ướt ăn cùng nước mắm với vị cay ngọt vừa ăn. Thường thì một đĩa bánh sẽ bao gồm bánh ướt, chả các loại, nem chua, rau thơm, hành phi, mỡ hành và chút tép khô. Tùy theo yêu cầu của người ăn mà người bán sẽ thêm nhân cho đa dạng hơn.

- Địa chỉ quán bánh ướt tham khảo:

Bánh ướt nóng Cô Bắc: 314 Cô Bắc, phường Cô Giang, Quận 1 Việt Ngon Food: 130 Ni Sư Huỳnh Liên, Phường 10, quận Tân Bình Bánh ướt Yến Thu: 3 Lê Văn Linh, Phường 13, Quận 4 Bánh ướt Ban Mê - Chi Nhánh 2: 14/7 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3 Bánh ướt Phú Kiệt: 513, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11 Bánh ướt nóng Cô Bắc: 314 Cô Bắc, phường Cô Giang, Quận 1

10. Phở: món ăn sáng Sài gòn không thể bỏ qua. Phở không chỉ là một món ăn sáng quen thuộc của người Sài Gòn mà còn là một món ăn sáng phổ biến của người Việt Nam.

Thành phần chính của phở là bánh phở, nước dùng cùng với thịt bò hoặc thịt gà cắt lát mỏng. Các gia vị ăn kèm gồm giá trụng, rau thơm các loại, tương đen, hành lá, tiêu, chanh, nước mắm, ớt… Khác với vị phở của miền Bắc, phở miền Nam có hương vị ngọt và lạ miệng hơn rất nhiều.

- Địa điểm ăn sáng Sài Gòn với món phở ngon nhất:

Phở 1954: 31 Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1 Phở Thìn – Phố Nhỏ: 62 – 64 Trần Lựu, phường An Phú, Quận 2 Phở Cao Thắng: 34 Cao Thắng, Phường 5, Quận 3 Phở bò Phú Gia: 146E Lý Chính Thắng, Phường 14, Quận 3 Phở Nam Vương: 135 Đường Võ Oanh, Phường 25, quận Bình Thạnh Phở Phú Vương : 339 Lê Văn Sỹ, Phường 1, quận Tân Bình

11. Mì Quảng: là món ăn đặc trưng của xứ Quảng Nam. Sau khi du nhập vào Sài Gòn, món mì này đã nhận được sự yêu thích của rất nhiều thực khách bởi quá trình chế biến kỳ công cùng hương vị thơm ngon, đậm đà mang cái hồn của xứ Quảng.

Phần nước lèo mì Quảng thường rất ít. Nhưng nó là cả một quá trình chế biến tỉ mỉ từ các nguyên liệu như gà hoặc sườn heo. Sợi mì thường có màu vàng hoặc trắng bản to, dày ăn cùng với thịt, trứng, tôm, rau sống…Mì Quảng đúng điệu phải ăn kèm thêm với bánh tráng nướng bẻ nhỏ.

- Địa chỉ quán mì Quảng tham khảo:

Mì Quảng 3 Anh Em: 193 Cách Mạng Tháng 8, Phường 4, Quận 3 Mì Quảng Sâm: 8 Ca Văn Thỉnh, Phường 11, quận Tân Bình Mì Quảng Phú Chiêm: 26 Cầu Xéo, phường Tân Quý, quận Tân Phú

12. Bánh canh: Bánh canh là món ăn sáng Sài Gòn không còn xa lạ gì đối với những người đam mê ẩm thực. Bánh canh Sài Gòn cực kì đa dạng, từ bánh canh cua, bánh canh cá lóc, bánh canh tôm, bánh canh mực đến bánh canh giò heo, bánh canh ghẹ… đều vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.

Hiện nay, sợi bánh canh thường có 2 loại: bánh từ bột lọc và bánh từ bột gạo. Trong đó, các loại bánh bột gạo sẽ được ưa chuộng hơn với độ mịn thơm đặc trưng và ít dai hơn bột lọc.

Tại Sài Gòn, bánh canh thường được bán tại các quán ven đường. Tuy không có bảng hiệu lớn, sang trọng nhưng vẫn được rất nhiều người yêu thích. Có nhiều hàng bánh canh hiện nay đã có thâm niên hàng chục năm trong nghề.

- Quán bánh canh ngon ở Sài Gòn:

Bánh canh cua Dung: 291/10 Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3 Banh canh cua 14: 215 Trần Bình Trọng, Phường 3, Quận 5 Quán bánh canh ghẹ Ba Sạch: 66 Hoa Cúc, Phường 7, quận Phú Nhuận.

13. Bún riêu: là một món ăn dân dã và rất mộc mạc hương vị đồng quê rất được nhiều người biết đến. Với hương vị đặc biệt, thơm ngon món ăn này là sự kết hợp từ nước lèo có vị chua của me với cà chua chín, vị béo của riêu cua đồng tươi, cái dai dai giòn giòn của giò heo, da heo, huyết heo, ốc, đậu hũ, thêm chút mắm tôm và ớt xay, ăn kèm với đĩa rau sống và rau thơm các loại. Tất cả đã góp phần làm nên sự phong phú khác biệt cho tô bún.

- Quán bún riêu ngon ở Sài Gòn:

Bún riêu Đà Lạt -Cô Giang: 64 Cô Giang, phường Cô Giang, Q.1 Bún riêu 322: 322 Lê Văn Sỹ, Quận Tân Bình Bún riêu Dì Sang: 132 Cao Thắng, Phường 17, quận Phú Nhuận Bún riêu cua ốc Vườn Chuối: 417, Vĩnh Viễn, Quận 10. Bún riêu Gánh chợ Bến Thành: 16-18 Phan Bội Châu, Bến Thành, Quận 1. Bún riêu Yến: 1348, Trường Sa, quận Tân Bình. Bún riêu Hòa Hưng: 77, Hoà Hưng, Quận 10.

14. Bún quậy Sài Gòn: món này thực chất có nguồn gốc từ Phú Quốc, được đánh giá cao từ hương vị, màu sắc đến cách bài trí món ăn. Chính vì bún được làm ngay tại chỗ nên cảm nhận rõ được vị tươi và mềm. Bún tươi từ gạo thuần chất sạch sẽ, không chất bảo quản hay phụ gia. Ngay sau khi trụng xong, bún được vớt ra và xả ngay với nước lạnh để giữ được độ dai mà vẫn giòn. Nước dùng được ninh kỹ, vị ngọt thanh khiến món ăn càng thêm phần hấp dẫn. Một bát bún quậy tuy nhìn qua đơn giản thế thôi nhưng khi ăn vào sẽ cảm nhận được vị thơm ngọt của tôm và chả cá. Món bún quậy khác biệt ở chỗ là không nêm nước mắm mà chỉ dùng muối ớt. Đặc biệt, có một quầy gia vị riêng đầy đủ các loại cho thực khách thoải mái lựa chọn và tự trộn cho mình một chén nước chấm ưng ý. Bún quậy có rất nhiều vị cho mọi người lựa chọn như bún quậy chả cá, bún quậy sứa, bún quậy bạch tuộc, bún quậy chả tôm, bún quậy bò Mỹ…

- Các hệ thống bún Quậy Phú Quốc tại Sài Gòn:

09 Lô A, Chung Cư Bàu Cát 2, Thái Thị Nhạn, Phường 10, quận Tân Bình 210 Nguyễn Tri Phương, Phường 4, Quận 10 736 Phan Văn Trị, Phường 10, quận Gò Vấp 311 Phan Đình Phùng, Phường 15, quận Phú Nhuận 204A Hoàng Diệu 2, Phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức 162B Hậu Giang, Phường 6, Quận 6

15. Súp cua: súp có đặc điểm là nhanh, tiện, rẻ mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng nên được nhiều người lựa chọn. Món ăn này nhìn qua rất hấp dẫn bởi vì nó được kết hợp từ rất nhiều nguyên liệu, nào là trứng bắc thảo vừa béo vừa bùi, trứng cút, óc heo, thịt cua xé, ngô ngọt, các loại nấm... Tô súp thơm lừng, sóng sánh, đặc biệt dậy mùi rau thơm và hạt tiêu. Một số nơi sẽ ăn kèm với bánh mì hay quẩy giòn nữa

Súp cua Bông: 59C Mạc Đĩnh Chi, Quận 1  Súp cua Trang: 210 Vạn Kiếp, quận Bình Thạnh Sup cua Hạnh: 517 Sư Vạn Hạnh, Quận 1 Súp cua bong bóng cá: 239 Lương Nhữ Học, Quận 5 Súp cua Bông: 59C Mạc Đĩnh Chi, Quận 1 Súp cua Dũng: Nguyễn Hữu Hào, Quận 4

Trên đây là danh sách các món ăn sáng Sài Gòn có kèm địa chỉ quán ăn mà Du lịch Hòa Bình Việt Nam đã tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp cho bạn thêm nhiều lựa chọn để có những món ăn sáng vừa phù hợp với mình vừa phù hợp với công việc hàng ngày. Chúc bạn sẽ luôn có một bữa sáng chất lượng cho ngày mới tràn đầy nhiệt huyết.