Chiến Lược Phát Triển Logistics

Chiến Lược Phát Triển Logistics

Ngày 24/01/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo xin ý kiến đối với dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày 24/01/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo xin ý kiến đối với dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

LOGISTICS ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC CHO TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Duy Đông, Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho rằng sau 7 năm triển khai Quyết định 200 (Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025), ngành logistics nói chung và năng lực hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp ở nước ta nói riêng đã có những bước tiến đáng kể.

Ngành dịch vụ logistics đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế, trước hết là xuất nhập khẩu và sản xuất, lưu thông phân phối trong nước. Mặc dù chi phí logistics của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các nước phát triển trên thế giới, nhưng những năm qua ngành dịch vụ logistics đã có những đóng góp không nhỏ trong hoạt động xuất nhập khẩu, đưa hoạt động xuất nhập khẩu thành một điểm sáng bởi tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với giai đoạn trước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam từ mức 428,1 tỷ USD năm 2017 lên 681,1 tỷ USD năm 2023 với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 8,4%/năm cho cả giai đoạn 2017 - 2023.

Việt Nam hiện có hơn 34.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 43/139 nước và vùng lãnh thổ tham gia nghiên cứu, tăng 21 bậc so với năm 2016.

Việt Nam cũng là nước xếp hạng ở tốp đầu trong các thị trường mới nổi, tốc độ phát triển của ngành logistics ở Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14-16%, quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ông Đông thẳng thắn chỉ rõ, hoạt động phát triển logistics quốc gia vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Thứ nhất, mặc dù Chính phủ cùng các Bộ, ngành đã rất nỗ lực trong việc tiếp tục xây dựng khung khổ pháp lý, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng lành mạnh cho hoạt động logistics ở Việt Nam nhưng khi triển khai thực tiễn, các cơ quan quản lý cấp Sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, chủ yếu là do một số các quy định vẫn còn chồng chéo chưa phù hợp.

Thứ hai, công tác phối hợp nghiên cứu, triển khai xây dựng quy hoạch của các Bộ, ngành, địa phương chưa thực sự phát huy hiệu quả, hiệu lực. Một số tỉnh, thành phố có tiềm năng nhưng cơ sở hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông chưa được đầu tư tương xứng nên các hoạt động dịch vụ logistics nhìn chung chưa phát triển được.

Thứ ba, điểm yếu của các doanh nghiệp logistics Việt Nam là chi phí dịch vụ còn cao, chất lượng cung cấp một số dịch vụ còn chưa đáp ứng được các thị trường khó tính.

Nguyên nhân chính theo lãnh đạo Cục xuất nhập khẩu là do hạn chế về quy mô doanh nghiệp, về vốn, kinh nghiệm và trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động quốc tế. Bên cạnh đó, là hạn chế về kết cấu hạ tầng logistics và chi phí vận tải trên đường bộ, phụ phí cảng biển do các chủ tàu nước ngoài áp đặt.

Thứ tư, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tại doanh nghiệp dịch vụ logistics còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ lớn các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đang được sử dụng tại các doanh nghiệp dịch vụ logistics là các ứng dụng cơ bản với những chức năng riêng biệt như quản lý giao nhận, kho bãi, trao đổi dữ liệu điện tử, quản lý vận tải hay khai báo hải quan...

Nguyên nhân chính là khó khăn về tài chính do chi phí để đầu tư chuyển đổi số lớn trong khi phần lớn các doạnh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ với số vốn hạn chế. Hơn nữa, nhận thức, trình độ, thói quen của cả lãnh đạo và nhân viên, cùng với việc lựa chọn công nghệ thích hợp cũng là một rào cản.

Thứ năm, hoạt động triển khai, điều phối các nhiệm vụ phát triển logistics quốc gia còn gặp nhiều khó khăn do đặc thù ngành dịch vụ logistics bao gồm nhiều lĩnh vực thuộc sự quản lý của nhiều Bộ, ngành khác nhau. Cơ chế phối hợp, thông tin giữa các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp còn chậm trễ. Bộ máy tổ chức và cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý nhà nước về dịch vụ logistics còn thiếu, chủ yếu kiêm nhiệm nên hiệu quả chưa cao.

Để khắc phục những bất cập trên, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã nghiên cứu và xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Dự thảo Chiến lược đặt mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam bền vững, hiệu quả, chất lượng và có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới, phát huy lợi thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Mục tiêu năm 2030 tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 6-8%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 60 - 70%; chi phí logistics giảm xuống tương đương 16 - 18% GDP; xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 45 trở lên.

Đến năm 2050, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 12 - 15%; tỷ lệ thuê ngoài đạt 70-90%; chi phí logistics giảm xuống tương đương 10-12%; xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 30 trở lên.

Các nhóm nhiệm vụ lớn được nêu ra tại chiến lược bao gồm: Hoàn thiện thể chế pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ logistics; đổi mới quy hoạch, đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam theo hướng đồng bộ, hiện đại; phát triển thị trường dịch vụ logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực dịch vụ logistics; đào tạo nguồn nhân lực dịch vụ logistics chất lượng cao và phong cách cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp; nâng cao vai trò của các hiệp hội trong lĩnh vực logistics và các doanh nghiệp hạt nhân…

Dự thảo cũng đưa ra các giải pháp thực hiện chiến lược: hoàn thiện thể chế pháp luật cho hoạt động logistics; đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển dịch vụ logistics; củng cố nội lực của doanh nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực logistics chất lượng cao…

Tại hội thảo, ông Đông kỳ vọng nhận được các ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, hiệp hội, sở ban ngành liên quan cho Dự thảo, cũng như đề xuất những giải pháp thiết thực. “Với tinh thần cầu thị, Bộ Công Thương sẽ nghiêm túc xem xét, tiếp thu các ý kiến góp ý dưới nhiều hình thức để Chiến lược thể hiện đúng tầm vóc của một ngành kinh tế quan trọng, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp logistics nâng cao năng lực cạnh tranh”, ông Đông nhấn mạnh.

Để phục vụ cho việc hoàn thiện Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, sáng ngày 10 tháng 11 năm 2020, tại Hà Nội, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức hộ...

Từ khi thành lập đến nay, Saigontourist luôn thể hiện truyền thống tiên phong xây dựng và phát triển sản phẩm, dịch vụ độc đáo, tạo ra sự khác biệt để thu hút và giữ chân khách hàng. Chúng tôi chú trọng sáng tạo các giá trị gia tăng, tạo điểm nhấn trong từng sản phẩm, dịch vụ, tạo sự thích thú và định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM GIÁO DỤC

QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2035

(Ban hành theo Quyết định số 375 /QĐ-QPAN ngày 19/7/2018 của Giám đốc Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh)

“Giáo dục quốc phòng và an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục và đào tạo trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể…”. Xác định rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên, góp phần xây dựng bản lĩnh, bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ tương lai của đất nước, những năm qua, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, xã hội, Đảng, Nhà nước luôn chú trọng đến công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên trong cả nước. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định “Tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân”. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã phát triển và cụ thể hóa nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới đến năm 2030 là: “Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó quân đội nhân dân và công an nhân dân là nòng cốt”. Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh chỉ rõ “Giáo dục quốc phòng và an ninh là trách nhiệm của hệ thống chính trị của toàn dân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 khẳng định: Phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng. Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đến năm 2025, tầm nhìn 2035 xác định “Phát triển ĐHQGHN phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ; thực hiện vai trò tiên phong và nòng cốt trong đổi mới giáo dục đại học Việt Nam”. Chiến lược phát triển Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035 nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Chiến lược phát triển ĐHQGHN đó là xây dựng Trung tâm đứng đầu trong hệ thống các Trung tâm GDQP&AN trong cả nước phù hợp với vị thế và vai trò của Trung tâm trong từng giai đoạn.

Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 02/7/2012;

Nghị định 186/2013/NĐ-CP ngày 17/11/2013 của Chính phủ về Đại học Quốc gia;

Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 18/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc;

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ;

Chiến lược phát triển của ĐHQGHN đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 4488/QĐ-ĐHQGHN ngày 28/11/2014 của Giám đốc ĐHQGHN;

Văn bản số 542/TB-VPCP ngày 22/11/2017 của Văn phòng Chính phủ về cơ chế đặc thù cho Dự án ĐHQGHN tại Hòa Lạc;

Nghị định 86 /2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015  quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021;

Quyết định số 161/QĐ-TTg Ngày 30 tháng 01 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo;

Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 11 năm 2015 quy định tổ chức hoạt động của các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, liên kết đào tạo giáo dục quốc phòng và an ninh của các trường cao đẳng cơ sở giáo dục đại học;

Chiến lược phát triển của Trung tâm đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 188/QĐ-ĐHQGHN ngày 09/6/2015 của Giám đốc Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – An ninh;

Căn cứ Quyết định số 2333/QĐ-ĐHQGHN ngày 24/7/2017 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc đổi tên Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh thành Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh;

Căn cứ Quy định Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh ban hành kèm theo Quyết định số 3117/QĐ-ĐHQGHN ngày 09/8/2017 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;

Hiện nay thế giới đang bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ, liên quan đến kết nối Internet, điện toán đám mây, in 3D, công nghệ cảm biến, thực tế ảo... Cuộc cách mạng sản xuất mới này được dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, cũng như làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất. Bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Kỷ nguyên mới của đầu tư, năng suất và mức sống gia tăng tất cả là nhờ vào sự sáng tạo của con người và sẽ tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới. Cuộc cách mạng công  nghiệp (CMCN) 4.0 sẽ phát triển mạnh mẽ do nhu cầu tìm kiếm phương thức sản xuất mới hiệu quả, bền vững hơn trước những thách thức như biến đổi khí hậu, già hóa dân số hay các vấn đề an ninh khác ngày càng tăng lên. Cuộc cách mạng này sẽ mang tới nhiều cơ hội phát triển và hội nhập, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với các nước đang phát triển như Việt Nam.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Các thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, chủ yếu và thông qua “diễn biến hoà bình” lợi dụng các kênh thông tin để xúi giục, kích động người dân với mục đích xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chuyển hướng cách mạng nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế cho thấy, những hành động xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các thế lực thù địch đối với nước ta vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức, âm mưu và thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt. Căn cứ vào nhiệm vụ của cách mạng, nắm bắt và phân tích khoa học tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta đã xác định đường lối, chủ trương lãnh đạo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Quan điểm của Đảng, Nhà nước: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã cụ thể hóa nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới đến năm 2030 là: “Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó quân đội nhân dân và công an nhân dân là nòng cốt”. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, tại thời điểm và hoàn cảnh cụ thể, mặt trận đối ngoại còn trở thành mũi đột phá, quyết định tới thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, có thể thấy, nội hàm của sự kết hợp trên rất rộng với nhiều nhiệm vụ và chức năng đặc thù, nhưng đều chung mục đích là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia; tăng cường vị thế của đất nước; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để nước ta phát triển nhanh, bền vững. Vì vậy, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và An ninh (QP&AN) cho các đối tượng, đặc biệt là Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQP&AN) cho học sinh, sinh viên, đối tượng bồi dưỡng (người học) là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Chủ trương của ĐHQGHN: Ngày 29/9/2009, Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN đã có Kết luận số 196/KL-ĐU của về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng nhằm đẩy mạnh triển khai công tác QP&AN trong ĐHQGHN, hàng năm lãnh đạo ĐHQGHN đều xây dựng kế hoạch cụ thể về thực hiện công tác QP&AN, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác GDQP&AN cho người học. Ngày 22/2/2018 Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ký Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy Quân sự các cấp của Đại học Quốc gia Hà Nội, đây là cơ sở pháp lý để Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng 3,4 trong ĐHQGHN theo quy định.

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng được thành lập theo Quyết định số 97/QĐ-TCCB ngày 02/3/2004 của Giám đốc ĐHQGHN trên cơ sở sáp nhập hai khoa GDQP của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV) và Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN) thuộc ĐHQGHN. Thực hiện Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25/2/2014 của Chính phủ về GDQP&AN và Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDQP&AN, ngày 24/7/2017, Giám đốc ĐHQGHN kí Quyết định đổi tên Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh thành Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh.

Công tác GDQP&AN luôn được Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc Phòng, ĐHQGHN và đơn vị quản lý sĩ quan biệt phái quan tâm. Luật Giáo dục Quốc phòng và An ninh được ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 2014 là cơ sở pháp lí quan trọng cho hoạt động của Trung tâm ngày càng phát triển ổn định và bền vững.

Quyết định số 161/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo; Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 11 năm 2015  quy định tổ chức hoạt động của các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, liên kết đào tạo GDQP&AN của các trường cao đẳng cơ sở giáo dục đại học, theo đó Trung tâm được giao đào tạo cho 19 trường Đại học và Cao đẳng với lưu lượng đào tạo 30.000 sinh viên/năm. Đây là cơ hội và cũng là thách thức đối với Trung tâm. Qua đây, Trung tâm cũng xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và có định hướng đúng đắn cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong những năm tiếp theo.

Nghị định 165/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 65/2004/TTLT-BQP-BNV ngày 13/5/2004 làm cho đội ngũ sỹ quan biệt phái về công tác tại Trung tâm bị ảnh hưởng không nhỏ dẫn đến tình trạng thiếu hụt đội ngũ cán bộ, giảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn sâu.

Cơ sở vật chất và điều kiện đảm bảo cho các hoạt động tại khu ký túc xá số 4 chưa được xây dựng theo đúng mô hình hoạt động của một Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh, mặt khác cơ sở vật chất tại đây xuống cấp và còn thiếu chưa đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo của Trung tâm là 30.000 sinh viên/năm theo Quyết định được Thủ tướng Chính phủ giao. Vì vậy, Trung tâm chưa thu hút và mở rộng các đối tác liên kết đào tạo và các loại hình đào tạo ngắn hạn khác lên học tập, do vậy nguồn tài chính của Trung tâm vẫn còn hạn chế và phụ thuộc lớn vào Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Phát triển Trung tâm đúng với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và ĐHQGHN, thực hiện nghiêm nếp sống văn hóa quân sự trong môi trường giáo dục đại học, tạo dựng môi trường, điều kiện tốt để mỗi cán bộ, giảng viên, người học công tác, học tập, rèn luyện và phát triển toàn diện đồng thời phát huy được hết năng lực của bản thân.

- Chung sức cùng ĐHQGHN thực hiện vai trò tiên phong và nòng cốt trong công tác đổi mới giáo dục Đại học, xây dựng Trung tâm đạt chuẩn Quốc gia, có vị thế và uy tín hàng đầu trong hệ thống Trung tâm GDQP&AN của cả nước.

- ĐHQGHN quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng Trung tâm tại cơ sở mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo GDQP&AN được Đảng, Chính phủ, ĐHQGHN giao.

- Phát huy tối đa các nguồn lực, trong đó dựa vào nội lực là chính tranh thủ sự giúp đỡ của các đơn vị có liên quan để phát triển và mở rộng quy mô đào tạo của Trung tâm.

- Phát triển toàn diện, ổn định, bền vững áp dụng các giải pháp mang tính đột phá, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng dạy học và thực hiện kỉ cương sát với môi trường quân đội, các hoạt động phục vụ, dịch vụ chuyên nghiệp hóa. Từ đó không ngừng gia tăng nguồn thu giúp Trung tâm chủ động trong các hoạt động và thực hiện tốt kế hoạch và chiến lược đã đề ra.

V. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN, GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc lĩnh vực giáo dục quốc phòng và an ninh, phấn đấu trở thành đơn vị có uy tín, cơ quan tham mưu đắc lực cho ĐHQGHN về công tác giáo dục Quốc phòng và an ninh, tuyên truyền những nội dung Nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách quốc phòng và an ninh để người học hiểu và thực hiện tốt, góp phần xây dựng tốt tiềm lực quốc phòng an ninh và thế trận chiến tranh nhân dân.

Trở thành một Trung tâm mạnh, có uy tín và vị thế hàng đầu của cả nước về quy mô và chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT) và ĐHQGHN, một địa chỉ thân thiện, tin cậy về chất lượng đào tạo đạt chuẩn môn học theo quy định.

Đoàn kết, Tiên phong, Kỉ cương, Chuyên nghiệp, Thân Thiện.

Chủ động, Trách nhiệm, Kỉ cương, Tin cậy, Hiệu quả.

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh trở thành một Trung tâm mạnh,  có vị thế và uy tín hàng đầu của cả nước về quy mô và chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực GDQP&AN trong hệ thống Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong cả nước. Chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý chất lượng cao, cơ sở vật chất hiện đại.

- Người học sau khi hoàn thành chương trình GDQP&AN có chuyển biến căn bản về nhiều mặt, đặc biệt là nhận thức về QP&AN, tác phong học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, tầm nhìn và kĩ năng sống, kỹ năng làm việc nhóm, có tinh thần đồng đội, biết chia sẻ…

- Đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý đạt chuẩn theo quy định. Khai thác tối đa ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá kết quả và quản lý đào tạo, kiểm định chất lượng.

- Giữ vững mối quan hệ với các đối tác đào tạo, mở rộng các hình thức đào tạo và các loại hình liên kết đào tạo mới.

6.2.2. Nghiên cứu khoa học và công nghệ

- Thay đổi căn bản về nhận thức của cán bộ, đặc biệt là đội ngũ giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ NCKH, coi đây là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu của mỗi giảng viên.

- Hoạt động NCKH cần chú trọng đến chất lượng các đề tài nghiên cứu, các sáng kiến, cải tiến đảm bảo cho công tác NCKH từng bước đi vào chiều sâu và có tính ứng dụng cao trong quá trình giảng dạy cũng như quản lý, đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn của Trung tâm.

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức theo các quy định hiện hành phù hợp với tình hình thực tiễn và nhu cầu phát triển của Trung tâm và của ĐHQGHN.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực trình độ, chuyên môn sâu đặc biệt là nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH cho cán bộ, giảng viên, đội ngũ cán bộ ngày càng chuyên nghiệp trong mọi lĩnh vực. Khuyến khích cán bộ, giảng viên, hợp đồng lao động đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công tác chuyên môn và lĩnh vực công tác.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt và đội ngũ cán bộ kế cận có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn sâu, quản lý giỏi đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Trung tâm.

6.2.4. Xây dựng và chuẩn hóa các mặt hoạt động của công tác GDQP&AN cho người học

- Đổi mới quản trị đại học, chuẩn hóa các khâu trong quy trình tổ chức, quản lý, quan tâm và nâng cao chất lượng đào tạo bảo đảm để người học được học tập, rèn luyện, thể dục thể thao, giải trí, giao lưu, trao đổi thông tin….

- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý có tính chuyên nghiệp cao, có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng hợp tác tốt trong tổ chức triển khai và thực hiện nhiệm vụ.

- Sử dụng, đầu tư tiết kiệm, hiệu quả tài sản, cơ sở vật chất hiện có, xây dựng hệ thống tài sản, cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ ngày càng đáp ứng và đảm bảo tốt nhất các điều kiện cho người học.

- Đầu tư hợp lí và đồng bộ hóa hệ thống trang thiết bị kĩ thuật, giáo trình, tài liệu tham khảo, phòng học thông minh, thao trường bãi tập phục vụ công tác đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thu hút và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.

- Xây dựng Trung tâm tại cơ sở mới đáp ứng nhiệm vụ đào tạo GDQP&AN với quy mô 30.000 sinh viên/năm.

6.2.6. Tạo nguồn lực để phát triển bền vững

- Tranh thủ và phát huy tối đa mọi nguồn lực, trong đó phát huy nguồn lực con người là khâu then chốt, chú trọng sử dụng hợp lý hiệu quả mọi nguồn lực đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển bền vững theo đúng định hướng đã xác định.

- Nguồn lực tài chính phải được phát triển theo hướng đa dạng hóa các nguồn thu thông qua tăng cường, mở rộng hợp tác với các đối tác đào tạo, các loại hình đào tạo và khai thác tối đa nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, đảm bảo nguồn thu của Trung tâm luôn tăng qua từng năm. Từ đó, tích lũy nguồn tài chính dồi dào đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển bền vững của Trung tâm.

- Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo môn học GDQP&AN cho người học theo đúng quy định hiện hành và các quy định của ĐHQGHN ban hành.

- Kết hợp chặt chẽ việc nâng cao chất lượng giảng dạy với rèn luyện kỷ cương, kỷ luật, tác phong, nề nếp, nếp sống quân đội, bồi dưỡng kỹ năng tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức của người học về nhiệm vụ QPAN và trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy học, kiểm tra đánh giá, quản lý đào tạo cũng như lấy ý kiến phản hồi từ người học.

- Giải quyết nhanh, gọn các thủ tục, đảm bảo đầy đủ chế độ của người học giúp người học yên tậm học tập, rèn luyện.

- Tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức của cán bộ đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng viên, cán bộ quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ NCKH, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng đối với sự phát triển của Trung tâm.

- Lựa chọn những đề tài NCKH có tính ứng dụng cao áp dụng trong giảng dạy cũng như quản lý khoa học, hiệu quả, tiết kiệm chi phí đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài vì sự phát triển bền vững của Trung tâm.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, định biên nhân lực đối với phòng, khoa sau khi đã kiện toàn phù hợp với Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm đã được Giám đốc ĐHQGHN phê duyệt.

- Phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ, năng lực quản lý, giảng dạy và NCKH, từng bước đáp ứng yêu cầu về khung năng lực của Giảng viên và cán bộ quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHQGHN.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn sâu, quản lý giỏi, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với sự phát triển của Trung tâm.

7.4. Công tác đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị học liệu

- Quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài sản, cơ sở vật chất hiện có, tiếp tục cải tạo nâng cấp các hạng mục cần cải tạo, sửa chữa đáp ứng ngày càng tốt hơn các điều kiện cho người học phù hợp với từng giai đoạn.

- Đảm bảo tốt cơ sở vật chất đáp ứng lưu lượng được giao đào tạo môn học GDQP&AN là 30.000 sinh viên/năm.

- Xây dựng quy trình quản lý tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị học liệu đồng bộ và chặt chẽ và khoa học.

7.5. Công tác đảm bảo nguồn lực tài chính

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực tài chính của Trung tâm, chủ động về nguồn tài chính đáp ứng tốt các yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển Trung tâm ổn định và bền vững.

- Duy trì, phát triển tốt mối quan hệ với các đối tác liên kết đào tạo trong và ngoài ĐHQGHN để bổ sung nguồn thu cho Trung tâm.

- Tăng cường hợp tác với các đối tác, khai thác tối đa các nguồn thu từ các hoạt động đào tạo, hoạt động liên kết đào tạo, hoạt động dịch vụ để tích lũy nguồn tài chính đủ mạnh để phát triển Trung tâm .

- Tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài như xã hội hóa hoặc các nguồn vốn, các hình thức đầu tư để phát triển Trung tâm theo kế hoạch.

- ĐHQGHN cấp kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng và các hạng mục khác đáp ứng nhu cầu phát triển của Trung tâm.

7.6. Thực hiện hiệu quả và chuyên nghiệp mô hình đào tạo GDQP&AN tập trung

- Chuẩn hóa các khâu trong quy trình tổ chức, quản lý đào tạo, quản lý tài sản cơ sở vật chất hiệu quả trong sử dụng và chuyên nghiệp trong quản lý.

- Nâng cao chất lượng NCKH có tính ứng dụng, đổi mới quản trị đại học, hoàn thiện đủ các văn bản quản lý, cơ chế điều hành đảm bảo phát huy quyền chủ động, sáng tạo của các đơn vị và cá nhân để phát triển.

- Sử dụng hiệu quả và khai thác tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có.

- Chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn về con người và đảm bảo bảo tốt nhất để người học được ăn ở, học tập, rèn luyện, sinh hoạt, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí sát với môi trường quân đội, cần chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa, bồi dưỡng các kỹ năng để người học có điều kiện phát triển toàn diện.

8.1. Công tác chính trị, tư tưởng

- Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức Đảng, sự năng động, sáng tạo của các đơn vị, các tổ chức đoàn thể nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự đồng thuận với tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển của Trung tâm.

- Phát huy giá trị cốt lõi, giá trị truyền thống, tính chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân tập thể; tạo động lực và cơ hội phấn đấu cho mỗi giảng viên, cán bộ quản lý và người học, qua đó khen thưởng và tôn vinh kịp thời những tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Trung tâm. Xây dựng văn minh công sở, thể hiện đậm đà văn hóa quân sự trong môi trường đại học để mỗi cán bộ, viên chức, người lao động có cơ hội phấn đấu tự hoàn thiện mình tốt nhất và phát huy được tối đa phẩm chất và sở trường của mỗi cá nhân.

- Đổi mới, cải tiến công tác thi đua, khen thưởng, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho những tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp cho Trung tâm, đặc biệt khuyến khích xứng đáng đối với cán bộ có thành tích hoạt động khoa học, công nghệ xuất sắc, tránh thực hiện chế độ, chính sách theo kiểu cào bằng.

- Đẩy mạnh học tập và làm theo “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Nói không với bệnh thành tích” và “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

- Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, bình đẳng, luôn đoàn kết hoàn thành suất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng đề án kế hoạch tổng thể phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong Trung tâm và cụ thể đến từng đơn vị với các tiêu chí rõ ràng, công khai minh bạch. Hàng năm có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn đảm bảo quy mô hợp lí, cơ cấu đồng bộ về chuyên môn, trình độ, độ tuổi và giới tính, có tính kế thừa và phát triển. Ưu tiên cán bộ trẻ có phẩm chất đạo đức, năng lực và tinh thần trách nhiệm tốt đi đào tạo sau đại học để phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu, đảm bảo đủ nhân lực để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng đề án danh mục vị trí việc làm theo nhiệm vụ và từng giai đoạn, đảm bảo bộ máy tinh gọn, hiệu quả, sát tình hình thực tiễn của Trung tâm và của ĐHQGHN. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng chức năng, các khoa đào tạo đảm bảo cho bộ máy hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp. Thực hiện nguyên tắc thống nhất chỉ huy theo hệ thống dọc, mỗi cấp dưới chịu sự chỉ huy của một cấp trên trực tiếp, đảm bảo phát huy tối đa vai trò quản lý điều hành và trách nhiệm của các cấp trong Trung tâm.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý công tác GDQP&AN, bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ theo năng lực, sở trường và đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. Phát huy tối đa nguồn cán bộ biệt phái từ Trường Sĩ quan Lục quân 1, tăng cường liên kết với các học viện, nhà trường quân đội trên địa bàn để khai thác nguồn lực chất lượng cao phục vụ công tác đào tạo. Chủ động phát triển, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ hữu, thu hút tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc, những cán bộ, giảng viên có trình độ sau đại học của các đơn vị đào tạo có uy tín về công tác tại Trung tâm.

- Gắn nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác với việc đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ năm học của mỗi giảng viên, cán bộ, viên chức, áp dụng các chính sách mang lại cơ hội phát triển và cống hiến cho cán bộ, giảng viên.

- Phối hợp chặt chẽ với các ban chức năng của ĐHQGHN; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng 3; 4 trong và ngoài ĐHQGHN; tham mưu cho lãnh đạo ĐHQGHN về công tác GDQP&AN và công tác quốc phòng, công tác quân sự địa phương.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tinh gọn bộ máy của Trung tâm góp phần phát triển Trung tâm thành đơn vị có uy tín trong lĩnh vực giáo dục Quốc  phòng và An ninh theo đúng định hướng của ĐHQGHN.

- Kiện toàn nhân sự lãnh đạo quản lý các đơn vị thuộc Trung tâm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo phát huy tối đa năng lực, sở trường của từng cá nhân.

- Xây dựng, bổ sung Đề án vị trí việc làm phù hợp với quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm, đồng thời triển khai kế hoạch tuyển dụng viên chức theo lộ trình hàng năm.

- Đổi mới công tác đánh giá đi đôi với việc bồi dưỡng cán bộ về các mảng công tác, trong đó chú trọng về công tác cán bộ theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp.

- Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đương nhiệm và cán bộ thuộc diện quy hoạch của các đơn vị trực thuộc nhiệm kỳ 2020-2025.

- Chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với ĐHQGHN tổ chức các lớp bồi dưỡng theo đặc thù về kiến thức quốc phòng và an ninh; triển khai tập huấn Dân quân tự vệ…

8.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học

- Đổi mới căn bản phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, kết hợp chặt chẽ giữa trang bị kiến thức với rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tầm nhìn, năng lực và kỹ năng sống và các kỹ năng khác cho người học. Hàng năm tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên và giảng viên qua trang website của Trung tâm nhằm đánh giá và nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Đổi mới công tác quản lý đào tạo, áp dụng công nghệ hiện đại vào giảng dạy, luôn cập nhật thông tin kịp thời, đảm bảo đủ đề cương môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ cho dạy học và nghiên cứu theo đúng quy định hiện hành. Mở rộng quan hệ hợp tác với các Trung tâm đào tạo, các học viện, nhà trường quân đội để trao đổi và học tập kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Xác định nhiệm vụ NCKH là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ và đơn vị, đặc biệt là các khoa đào tạo. Có chính sách khuyến khích thỏa đáng với những cá nhân thường xuyên có đề tài, sáng kiến có giá trị ứng dụng cao trong quá trình giảng dạy cũng như trong quản lý.

8.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý theo hướng đổi mới quản trị đại học, xây dựng văn hoá chất lượng và đánh giá sản phẩm theo chất lượng đầu ra

- Thực hiện phân cấp quản lý, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính tự chủ, sáng tạo của mỗi cá nhân, đơn vị, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Thống kê, bổ sung các văn bản phục vụ công tác quản lý, điều hành mọi hoạt động của Trung tâm ngày càng chặt chẽ và chuyên nghiệp. Tăng cường tính pháp chế khi ban hành các văn bản.

- Áp dụng phương pháp quản trị đại học tiên tiến trong lĩnh vực đào tạo, kiểm định chất lượng, hoạt động khoa học công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, kế hoạch tài chính, cải cách hành chính theo hướng nhanh gọn, hiệu quả, áp dụng triệt để công nghệ thông tin và truyền thông trong mọi hoạt động của Trung tâm.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chuẩn hóa công tác lưu trữ và khai thác văn bản. Hệ thống văn bản quản lý được đưa lên Website của Trung tâm để chủ động thực hiện. Khuyến khích cán bộ, viên chức, người lao động và các đơn vị chủ động tham mưu, dự thảo và đề xuất ban hành văn bản quản lý thuộc lĩnh vực mình phụ trách, coi đây là một tiêu chí đánh giá năng lực quản lý của cán bộ.

8.5. Hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

- Cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất hiện có theo hướng đảm bảo ngày càng tốt chất lượng phục vụ đào tạo cho người học, khắc phục theo thứ tự ưu tiên về tình trạng hỏng hóc do cơ sở vật chất xuống cấp.

- Đầu tư mới hệ thống trang thiết bị dạy học hiện đại, hệ thống thao trường bãi tập xoay vòng đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

- Quản lý và khai thác, sử dụng có hiệu quả các hạng mục công trình và hệ thống thiết bị được đầu tư.

- Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN bổ sung các hạng mục còn thiếu đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Phối hợp với Bộ, ngành, các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN các nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm tại cơ sở mới đáp ứng nhiệm vụ đào tạo đến năm 2025 là 28.000 sv/năm.

8.6. Gia tăng nguồn lực tài chính

- Quản lý và sử dụng hiệu quản nguồn lực tài chính hiện có, tăng thu, tiết kiệm chi, mở rộng các đối tác, các hình thức liên kết đào tạo để tăng nguồn thu.

- Thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính, tài sản, cơ sở vật chất đúng quy định. Kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi, bảo đảm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Đa dạng hóa, linh hoạt và mềm dẻo trong thực hiện các hoạt động liên kết đào tạo, các hình thức đào tạo và các hoạt động dịch vụ để tăng nguồn thu. Có cơ chế, chính sách thiết thực để khuyến khích các đơn vị đẩy mạnh tìm kiếm đối tác đào tạo, mở rộng các loại hình dịch vụ để tăng nguồn thu bền vững.

- Phối hợp với các bộ, ban, nghành huy động nguồn vốn bằng hình thức xã hội hóa để xây dựng  mới Trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo 30.000 sinh viên/năm.

- Tìm kiếm các nguồn đầu tư, hình thức từ các bộ, ban ngành, ĐHQGHN để bổ sung nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất để phát triển Trung tâm bền vững.

8.7. Tăng cường công tác truyền thông, xây dựng và quảng bá thương hiệu

- Có chiến lược tổng thể, chi tiết trong xây dựng và quảng bá các hoạt động cũng như thương hiệu của Trung tâm cụ thể.

- Sử dụng đồng bộ và hiệu quả các phương tiện truyền thông như: báo chí, bản tin, website và các hoạt động khác, chú trọng đến vai trò truyền thông của người học, các đối tác đào tạo. Qua đó, mỗi cán bộ, người học biết được, nhận thức sâu sắc việc thực hiện sứ mệnh và các mục tiêu chiến lược của Trung tâm.

- Đẩy mạnh công tác đối ngoại, luôn lắng nghe góp ý của các đối tác đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo và xây dựng tốt mối quan hệ với các đối tác ngày càng gắn bó và phát triển bền vững. Thường xuyên cập nhật tin, bài và hình ảnh về các hoạt động của Trung tâm lên Website.

8.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát các đơn vị trong Trung tâm, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, thực hiện phương châm lấy phát hiện, ngăn ngừa là chính, bên cạnh đó xử lý nghiêm minh những sai phạm mà cá nhân và tập thể mắc phải trong quá trình xây dựng và phát triển Trung tâm.

- Cơ quan thường trực hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương và các bộ, ngành rà soát điều chỉnh giao bổ sung sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học về Trung tâm đào tạo đáp ứng lưu lượng 30.000 sinh viên/năm theo Quyết định số 161/QĐ-TTg Ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

- Các Bộ, Nghành quan tâm ưu tiên vốn để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm tại cơ sở mới theo kế hoạch đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và các hạng mục còn thiếu để Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao tại khu ký túc xá số 4.

- Quan tâm ưu tiên đầu tư xây dựng Trung tâm mới tại Hòa Lạc, có kiến nghị với Bộ, Nghành và Thủ tướng Chính phủ để Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao và đáp ứng nhu cầu phát triển của Trung tâm.

- Tăng chi ổn định Ngân sách cho Trung tâm đặc biệt là kinh phí sửa chữa tại các phòng ở của sinh viên để Trung tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (do chất lượng công trình tại khu ký túc xá xuống cấp quá nhiều).

- Báo cáo ĐHQGHN quan tâm chỉ đạo Trung tâm để thực hiện thành công “Chiến lược phát triển Trung tâm đến năm 2025, tầm nhìn 2035”.

- Chỉ đạo, tổ chức xây dựng kế hoạch Kế hoạch phát triển 5 năm và từng năm để xác định các chỉ tiêu cụ thể phù hợp với lộ trình thực hiện Chiến lược đã đề ra. Thực hiện việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thực hiện giai đoạn 2015-2020, xây dựng kế hoach 5 năm 2020-2025 để hoàn thành các mục tiêu.

- Định kỳ tổng kết, đánh giá, bổ sung điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu kế hoạch phù hợp với nhu cầu phát triển thực tế của Trung tâm theo từng giai đoạn.

- Thường xuyên phổ biến quán triệt các nội dung, chỉ tiêu của Chiến lược đến toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động, người học biết để thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trong Trung tâm cho phù hợp với Chiến lược và Kế hoạch phát triển trình Giám đốc phê duyệt.

- Thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển Trung tâm đến năm 2025, tầm nhìn 2035 là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, do vậy các đơn vị trong Trung tâm tổ chức quán triệt nghiêm túc nội dung chiến lược, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ năm học, phát huy cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược đã đề ra.