Chính Sách Khuyến Khích Kinh Tế

Chính Sách Khuyến Khích Kinh Tế

Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Hà Nội), trên địa bàn Thành phố hiện có 1.701 trang trại, trong đó nhiều nhất là trang trại chăn nuôi với 1.359 trang trại, 180 trang trại nuôi trồng thủy sản, 33 trang trại trồng trọt. 243 trang trại bước đầu ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Sự phát triển kinh tế trang trại (KTTT), nhất là KTTT liên kết, ứng dụng CNC đã và đang góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Hà Nội), trên địa bàn Thành phố hiện có 1.701 trang trại, trong đó nhiều nhất là trang trại chăn nuôi với 1.359 trang trại, 180 trang trại nuôi trồng thủy sản, 33 trang trại trồng trọt. 243 trang trại bước đầu ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Sự phát triển kinh tế trang trại (KTTT), nhất là KTTT liên kết, ứng dụng CNC đã và đang góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Đánh thức tiềm năng hàng Việt trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu quốc tế

Tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, 10 năm triển khai và thực hiện Cuộc vận động đã góp phần lớn trong việc tạo dựng niềm tin, thu hút sự quan tâm mua sắm, tiêu dùng hàng hoá Việt Nam của người Việt ở trong nước và nước ngoài cũng như người tiêu dùng quốc tế. Đồng thời cũng đề cao quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng trong giám sát, chống hàng giả hàng nhái, giúp cơ quan chức năng xử lý.

"Cuộc vận động là động lực, yêu cầu khách quan để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương nỗ lực hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích mọi loại hình doanh nghiệp; mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm Việt”, Phó Thủ tướng nhận định.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nhờ có Cuộc vận động, các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước nhận thức được tầm quan trọng sống còn về nâng cao chất lượng, cải tiến công nghệ và dây chuyền sản xuất, kinh doanh, bảo vệ thương hiệu và cách tiếp cận thị trường bài bản hơn.

Nhờ vậy, hàng hóa Việt Nam đã có khả năng cạnh tranh tại thị trường khu vực và thế giới, khơi dậy tiềm năng lớn về nguồn lực và năng lực kinh doanh, phân phối của mọi thành phần kinh tế.

"Nhiều hàng Việt Nam đã chinh phục được người tiêu dùng trong nước, chứ không chỉ dựa vào vận động, thuyết phục, cho thấy sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt Nam, sự trưởng thành trong quy trình phân phối sản phẩm”, Phó Thủ tướng chia sẻ.

Hoàn thiện chính sách đi cùng với đẩy mạnh tuyên truyền

Nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, trước hết cần hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân phát huy được tiềm lực, nội lực.

“Cùng với đó là tập trung tái cấu trúc nền kinh tế, các ngành; tái cấu trúc doanh nghiệp không chỉ Nhà nước mà của các thành phần kinh tế; tái cấu trúc sản phẩm để tạo ra sản phẩm có chất lượng, năng suất, giá cả, chi phí giảm, đồng thời phù hợp với thị trường, phải lấy thị trường thế giới và khu vực là mục tiêu sản xuất. Vì trong bối cảnh phải hội nhập sâu rộng với thế giới, hàng hóa của chúng ta ngay trong nước cũng phải cạnh tranh với hàng nước ngoài”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời cho rằng cần có chính sách ưu tiên cho quỹ hỗ trợ người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm Việt Nam.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu sớm hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả "Chiến lược phát triển thị trường trong nước" gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, trong đó tập trung vào các giải pháp: Xúc tiến thương mại trong nước, lành mạnh hóa mạng lưới phân phối, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn hàng hóa phù hợp với cam kết quốc tế nhằm từng bước kiểm soát nhập khẩu và trật tự thị trường.

Các bộ, ngành cũng cần sớm nghiên cứu để hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quản lý nguồn gốc, chất lượng, xuất xứ hàng hoá; đồng thời tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm các hành vi mua bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng nhập khẩu trái phép, gian lận về xuất xứ hàng hóa...

Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, công tác tuyên truyền là một trong những nội dung quan trọng cần được đẩy mạnh, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, người tiêu dùng ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam trong giai đoạn mới.

Đồng thời, liên tục rà soát, bổ sung chương trình hành động tổ chức thực hiện cuộc vận động, từ đó phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong việc hưởng ứng thực hiện cuộc vận động, xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên trong chương trình công tác.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đổi mới, ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; xây dựng được thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.