Chùa Vĩnh Long Tự (Chùa Viên Đình) Hà Nội Ảnh

Chùa Vĩnh Long Tự (Chùa Viên Đình) Hà Nội Ảnh

Chùa Vĩnh Phúc còn được gọi là chùa Vĩnh Phúc Hạ để phân biệt chùa Vĩnh Phúc Thượng. Chùa có tên chữ là “Vĩnh Khánh tự”.

Chùa Vĩnh Phúc còn được gọi là chùa Vĩnh Phúc Hạ để phân biệt chùa Vĩnh Phúc Thượng. Chùa có tên chữ là “Vĩnh Khánh tự”.

Thuyết minh về chùa Thầy Quốc Oai

Ngay khi đặt chân tới chùa, du khách sẽ không khỏi ấn tượng với khung cảnh nơi đây được bao bọc bởi núi đồi hùng vĩ. Chùa Thầy ở Sài Sơn Quốc Oai xây dựng theo kiến trúc thời nhà Lý, có lối xây chữ Tam gồm ba chùa nằm song song với nhau dựng trên nền cao bó đá hộc xanh.

Tòa ngoài là nơi lễ bái của tăng ni phật từ và nơi dạy học, giảng đạo của nhà sư gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Tòa giữa là nơi thờ Tam Bảo, là trung điện hay chùa Trung. Và tòa trong cùng là nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, với tòa bảo điện đồ sộ, nguy nga gọi là thượng điện hay chùa Thượng. Ngoài ra còn có những đền thờ và gác chuông nằm xen kẽ trên con đường lên núi.

Nằm ở ở chân núi Sài Sơn, Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, chùa Thầy là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa:

Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông.

Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn.

Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao rồng). Sân có hàm rồng.

Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.

Xung quanh chùa có hai dãy hành lang, phía sau có lầu chuông, lầu trống.

Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa.

Từ sân này có hai cầu là Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602.

Trên núi còn có Chùa Cao, tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa.

Đi ngược lên trên là đến đền Thượng. Gần đền Thượng có hang Bụt Mọc với nhiều tảng đá được thời gian bào mòn trông như tượng Phật. Tiếp đó là hang Bò với lối vào âm u. Cách một đoạn là đến hang Gió với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu.

Trước sân chùa Thầy, tòa Thủy đình nổi lên như bông sen trên mặt nước với những mái đao uốn cong làm cho cảnh sắc nơi đây thêm cổ kính. Đặc biệt vào những ngày tháng ba, cây gạo cổ thụ trước sân chùa lại đơm hoa nở đỏ rực một góc trời khiến cho người hành hương vãn cảnh không khỏi thích thú.

Người dân nơi đây cho rằng, khi hoa gạo rơi xuống là mùa lễ hội, cảnh chùa Thầy sơn thủy hữu tình kết hợp với màu hoa gạo đỏ tức là rất là may mắn. Đến chùa Thầy tham quan theo tâm lí thoải mái xong bắt đầu ra để thả hồn ngắm cảnh, chụp dưới bóng cây hoa gạo, cảm tưởng như 1 sự may mắn, đem đến cho du khách rất là thích thú”.

Du lịch chùa Thầy Hà Nội khám phá những địa danh nào?

Hang Cắc Cớ là hang động tự nhiên được ví như Sơn Đoòng thu nhỏ ngay gần Hà Nội. Hang động này vô cùng linh thiêng và huyền bí, không chỉ có cảnh quan đặc sắc mà còn ẩn chứa nhiều giá trị tâm linh bí ẩn.

Để khám phá hết hang Cắc Cớ, du khách sẽ phải leo qua một đoạn đường với những khối đá gập ghềnh, sắc nhọn, hang rất sâu và tối. Tuy nhiên, khi chinh phục hết hang bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn xứng đáng với những trải nghiệm cùng cảnh quan đặc sắc và vô cùng tuyệt diệu.

Thông thường lễ hội truyền thống chùa Thầy được tổ chức từ ngày mùng 5 tới mùng 8 tháng 3 (âm lịch), ngày hội chính là ngày mùng 7 tháng 3 hàng năm. Lễ hội chùa Thầy, giống như nhiều ngôi chùa lớn khác, bao gồm hai phần, phần nghi lễ và các diễn xướng dân gian. Hiện chùa còn lưu giữ các nghi lễ chính như: Nghi lễ mộc dục, lễ phục nghinh bài vị – lễ cúng yên vị, lễ tế và lễ rước.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân và du khách được tham gia các diễn xướng, hoạt động vui chơi gồm: đấu vật, múa rối nước, hội leo núi chơi xuân cùng nhiều trò chơi dân gian độc đáo, sôi động.

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan

Định Công có truyền thống hiếu học, nhiều người đỗ đạt cao. Điển hình là Bùi Xương Trạch sinh năm 1451 đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1478) đời vua Lê Thánh Tông, được đi sứ Trung Quốc sau được thăng làm Thượng thư Chưởng lục bộ, kiêm đỗ Ngự sử Quốc Tử Giám, Thái phó trưởng quảng quốc công. Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX có Bùi Huy Bích (1744 - 1818) thi đậu Hoàng giáp khoa thi Kỷ Sửu (1769) được trao chức Hàn lâm viện hậu lý, Đãi chế...

Vị thần được thờ ở đình và ở đền Định Công Hạ có mối liên quan mật thiết với nhau không thể tách rời: Đền thờ Phương Nghi hoàng hậu, người đã sinh ra chàng Công Sơ được thờ ở đình. Ngay từ khi còn ít tuổi chàng Công Sơ đã được nhà vua xây dựng Cung Sinh Từ ở Trang Định Công để hàng ngày vui chơi cùng mẹ.

Lúc sinh thời, bà Phương Nghi Hoàng hậu thấy dân ở đây đói khổ, đã gia tâm cứu giúp. Sau khi bà mất, dân làng đã thờ bà ở Cung Sinh Từ, sau này đổi tên thành đền Đầm Sen.

Chàng Công Sơ được thờ ở đình làm Thành hoàng làng. Ông đã được sinh ra và lớn lên ở trang Định Công, là người văn võ song toàn, ngay từ lúc còn nhỏ trẻ ông đã đem tài trí của mình ra gánh vác việc non sông đất nước. Khi bọn giặc đưa quân sang xâm lược vùng Châu Hoan, ông được nhà vua cử làm chỉ huy, với một trận quyết chiến, ông đã chém được tướng giặc. Nhà vua phong cho ông Phụ chính quốc tế Đông Hỷ hầu. Thời Thục An Dương Vương kéo vào nước ta với đội quân hùng hậu, vua Hùng đã phong Công Sơ làm Nguyên soái đại tướng công thượng lĩnh thuỷ đạo cùng với tướng Sơn Thánh, Quý Minh, Quý Hiển ra quân dẹp tan giặc, đưa lại cuộc sống thanh bình yên vui cho dân tộc.

Vị thần thứ hai được thờ trong đình làm Thành hoàng làng là Đoàn Thượng. Ông được người đời và sử sách ghi tên, đặc biệt căn cứ vào bài ghi về “Anh liệt chính khí Đoàn tướng quân” của tác giả Lý Tế Xuyên biên soạn hồi đầu thế kỷ XIV: “đó là vị tướng của nhà Lý có một tấm lòng yêu nước thương nòi, một tinh thần trung quân ái quốc đáng khâm phục. Đoàn Thượng là người văn võ toàn tài cuối triều Lý. Ông được vua phong chức Tổng quốc binh sự đại tướng quân”.

Qua nhân vật Đoàn Thượng ta thấy rõ thực trạng xã hội lúc bấy giờ. Cuối thời Lý vì không có con trai kế vị nên công chúa Lý Chiêu Hoàng đã nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Vận nước đổi thay, nhưng Đoàn Thượng là một trung thần hết lòng phò nhà Lý, chống lại triều Trần... Sau khi ông mất có tới 72 nơi lập đền thờ ông, trong đó có dân làng Định Công Hạ đã lập bài vị thờ cùng với Thành hoàng mà họ đã thờ từ trước.

Đình, chùa Định Công Hạ có quy mô kiến trúc bề thế. Đình và chùa nằm ở vị trí trung tâm của phường, có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Trước đình, chùa là hồ nước rộng, xung quanh là hệ thống các cây cổ thụ và cây ăn quả tạo nên một khuôn viên tươi đẹp cổ kính. Ngôi đền được toạ lạc như một hòn đảo nhỏ giữa đầm sen toả hương thơm ngát.

Chùa Liên Hoa là một trong những di tích có niên đại ra đời sớm ở nước ta. Dấu vết các thời kỳ lịch sử còn in đậm ở khối di vật hiện còn lưu giữ như chuông, khánh, bia đá... Đặc biệt, chùa còn tấm bia đá “Công đức bi kỷ” ghi ngày lành tháng 5 năm Vĩnh Hựu thứ 5 (1739). Hệ thống tượng tròn được tạo tác tỉ mỉ, công phu mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII - XIX.

Đình, đền, chùa Định Công Hạ hiện còn bảo lưu được một sưu tập văn hoá đồ sộ về số lượng, phong phú về chất lượng, loại hình.

Đình khu Hạ: 1 cuốn thần phả; 3 đạo sắc phong, 1 long đình gỗ sơn son thếp vàng; 2 bức tranh phi gỗ; 4 câu đối sơn son thếp vàng, v.v...

Đền Đầm Sen: 2 đạo sắc phong; 1 tượng thờ, 1 khám thờ; 6 đôi câu đối gỗ; 2 bức hoành phi gỗ sơn son thếp vàng “Đức Thuỷ lưu trường”; Bát hương đồng, hai bát hương sứ; 2 bát hương ấn gỗ sơn son thếp vàng: 2 đôi lọ hoa sứ vẽ làm.

Chùa Liên Hoa: 1 chuông đồng có niên hiệu Tự Đức 22 (1869); 1 khánh đá; 2 tấm bia đá; 4 bức hoành phi; 6 đôi câu đối gỗ; 22 pho tượng tròn.

Bộ di vật trong cụm di tích đình đền chùa Định Công Hạ rất phong phú đa dạng, mang giá trị lịch sử văn hoá cao. Nhóm di vật gỗ được chạm khác Tinh xảo làm tôn thêm vẻ đẹp cổ kính cho công trình kiến trúc. Đặc biệt là hệ thống văn bia chuông, khánh mang phong cách nghệ thuật của hai thời kỳ Lê - Nguyễn.

Đình, đền, chùa Định Công Hạ đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1996./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01