Nếu bạn có đam mê diễn xuất và muốn đi du học tại Trung Quốc, hãy cùng tìm hiểu du học trung quốc ngành điện ảnh và top các trường đào tạo diễn viên ở Trung Quốc nhé.
Nếu bạn có đam mê diễn xuất và muốn đi du học tại Trung Quốc, hãy cùng tìm hiểu du học trung quốc ngành điện ảnh và top các trường đào tạo diễn viên ở Trung Quốc nhé.
Seoul Institute of the Arts (SIA) là một trong những trường đào tạo nghệ thuật hàng đầu tại Hàn Quốc, nổi bật với đội ngũ giảng viên tâm huyết, tận tình, chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm. Các cơ sở của SIA bao gồm cơ sở tại Ansan, là cơ sở chuyên giáo dục nghệ thuật, và cơ sở tại Namsan, nơi trải nghiệm nghệ thuật được đánh giá cao.
Trường hoạt động với mục tiêu chiến lược là nâng cao tầm nhìn nghệ thuật, mang đến cho sinh viên môi trường học tập sáng tạo và đẳng cấp. SIA cũng nổi tiếng với danh sách các cựu sinh viên thành công như Luhan (EXO), Kim Hyun Woo, Park Ga Ram và Kim Jae Heung (đều là thành viên của ban nhạc DickPunks), những người đã từng trải qua hành trình học tập tại đây và tỏa sáng trong lĩnh vực nghệ thuật.
Đại học Chung-Ang đứng thứ 8 về chất lượng giáo dục và là một trong top 5 trường đào tạo ngành Sân khấu Điện ảnh hàng đầu tại Hàn Quốc. Trường nổi bật với cơ sở vật chất cực kỳ hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu về các kỹ thuật Điện ảnh mới nhất của sinh viên.
Với bề dày lịch sử và thành tích, Đại học Chung-Ang không chỉ giữ vững những giá trị truyền thống mà còn luôn cập nhật chương trình học theo xu hướng hiện đại. Đây là nơi đã từng đào tạo nên nhiều nhân vật nổi tiếng như Kwon Yuri và Sooyoung (thành viên của SNSD), Jang Na Ra, Seungri (thành viên của Big Bang), những người đã gắn bó với nghệ thuật và ghi dấu ấn sâu sắc trong ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc.
Đại học Kyung Hee được biết đến với biệt danh "Trường học của những ngôi sao", nơi đã từng đào tạo ra rất nhiều người nổi tiếng và các ngôi sao hàng đầu của showbiz Hàn Quốc. Trường cũng được UNESCO trao giải thưởng về Hòa bình Giáo dục vào năm 1993 và xếp thứ 7 trong danh sách các trường có ưu điểm về ngành giải trí tại Hàn Quốc.
Đội ngũ giảng viên của đại học Kyung Hee là những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, nhiều người từng theo học và có thành tích xuất sắc tại nước ngoài. Các cựu sinh viên nổi tiếng của trường gồm G-Dragon (Big Bang), Han Ga In, Changmin (DBSK), Chanyeol, Baekhyun (EXO), Kim Jae Joong (JYJ), và nhiều ngôi sao khác, đã thành công rực rỡ trong làng giải trí Hàn Quốc và quốc tế.
Đại học nghệ thuật quốc gia Hàn Quốc
Được thành lập vào năm 1990, Đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc (K-Arts) mặc dù còn trẻ nhưng đã khẳng định vị thế thành công với chương trình đào tạo đa dạng và chất lượng. Trường có đội ngũ giảng viên là những giáo sư giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, đảm bảo mang đến cho sinh viên sự hướng dẫn chuyên sâu và chất lượng.
K-Arts có mạng lưới kết nối với hơn 103 trường đại học từ 36 quốc gia trên toàn thế giới, mở rộng cơ hội học tập và nghiên cứu quốc tế cho sinh viên. Trường đào tạo hơn 30 chuyên ngành thuộc 6 khối ngành chính bao gồm Kịch, Phim ảnh, Truyền thông, Vũ công, Nghệ thuật thị giác và Âm nhạc.
K-Arts cung cấp cho sinh viên các kỹ năng chuyên ngành như sản xuất phim ảnh, diễn xuất, kỹ thuật quay phim, công nghệ làm phim hoạt hình và nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của ngành công nghiệp giải trí.
Các cựu sinh viên nổi tiếng của K-Arts gồm Jang Dong Gun, Jung Young Jae, Park Ji Soo, Suho (EXO), Kim Himchan (B.A.P), Kim Dong Wook, Lee Yong Woo, những người đã từng học tập và thành công trong các lĩnh vực nghệ thuật và giải trí Hàn Quốc.
Đại học Chungwoon đã thành lập Khoa Nghệ thuật Sân khấu vào năm 1997 với mục tiêu đào tạo những diễn viên và đạo diễn chuyên nghiệp. Trường cung cấp một chương trình đào tạo đa dạng, chuẩn bị nhân lực cho các lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn như truyền hình, phim ảnh, phát thanh, quảng cáo, lồng tiếng và nhiều hình thức nghệ thuật khác.
Đặc biệt, Đại học Chungwoon sở hữu Trung tâm biểu diễn Nghệ thuật Cheongwoon tại Daehak-ro, được coi là tâm điểm của nghệ thuật biểu diễn. Trung tâm này cung cấp cho sinh viên không chỉ một nơi để học tập mà còn để thực hành và phát triển kỹ năng thực tiễn.
Ngoài kiến thức chuyên ngành, trường cũng trang bị cho sinh viên các kỹ năng ngoài lề như thiết kế ánh sáng, âm thanh, sân khấu; phê bình nghệ thuật và kinh doanh nghệ thuật. Điều này giúp sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp trong ngành nghệ thuật đa dạng và phong phú.
Ngành điện ảnh tại Hàn Quốc không chỉ cung cấp một nền tảng giáo dục vững chắc mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm phong phú và đa dạng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp giải trí, sinh viên ngành điện ảnh có thể tự tin theo đuổi sự nghiệp mơ ước tại một trong những nền điện ảnh tiên tiến nhất thế giới. Hãy liên hệ với CHD để được làm hồ sơ du học Hàn Quốc nha!
Hoặc gọi trực tiếp đến hotline (điện thoại/zalo) để được tư vấn nhanh nhất
Công Ty Tư Vấn Du Học Và Đào Tạo CHD
VP Hà Nội: 217 Nguyễn Ngọc Nại, Quận Thanh Xuân
Hotline: 0975.576.951 – 0913.839.516
VP Hồ Chí Minh: Tầng 1 Quốc Cường Building, số 57, đường Bàu Cát 6, phường 14, Tân Bình
Hotline: 0913.134.293 – 0973.560.696
Facebook: facebook.com/TuVanDuHoc.CHD/
Điện ảnh Trung Quốc hay phim điện ảnh Trung Quốc (tức phim lẻ Trung Quốc) tính cho đến trước năm 1949 là nền văn hóa và công nghiệp điện ảnh nói tiếng Hoa của Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài Loan. Kể từ năm 1949, điện ảnh Trung Quốc được hiểu là nền điện ảnh của Đại lục do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền, nó tồn tại song song cùng ba nền điện ảnh nói tiếng Hoa khác là điện ảnh Singapore, điện ảnh Hồng Kông và điện ảnh Đài Loan.
Sau một thời gian dài phát triển chậm chạp vì những biến cố chính trị, hiện nay cũng giống như nền kinh tế Trung Quốc, điện ảnh Trung Quốc cũng đang bùng nổ mạnh mẽ và trở thành một cường quốc điện ảnh ở khu vực châu Á.
Khác với điện ảnh Hồng Kông vốn sử dụng tiếng Quảng Đông là bản ngữ chính, các bộ phim của CHND Trung Hoa và Đài Loan đều là những bộ phim sử dụng tiếng Quan Thoại.
Kỹ thuật điện ảnh đến với Trung Quốc khá sớm, những thước phim đầu tiên được quay ở Trung Quốc là tại Thượng Hải ngày 11 tháng 8 năm 1896. Bộ "phim" đầu tiên, Định Quân Sơn (定军山), một vở kinh kịch quay lại bằng kỹ thuật điện ảnh, được thực hiện tháng 11 năm 1905[1]. Trong giai đoạn đầu này, phần lớn các công ty làm phim nằm trong tay những người phương Tây, mãi đến năm 1916 nền điện ảnh nội địa của Trung Quốc mới thực sự hình thành với các hãng phim tập trung ở Thượng Hải, trung tâm công nghiệp và là thành phố lớn nhất của vùng Viễn Đông châu Á. Trong số các hãng phim mới ra đời này đáng chú ý có Công ty điện ảnh Minh Tinh (明星) và Công ty Điện ảnh Thiên Nhất ̣̣(天一), tiền thân của hãng phim Thiệu Thị (邵氏) nổi tiếng sau này. Minh Tinh chính là hãng phim đã sản xuất Lao công chi ái tình (劳工之爱情, 1922), bộ phim điện ảnh cổ nhất của điện ảnh tiếng Hoa còn lưu giữ đến ngày nay[2][3].
Phải chờ đến thập niên 1930 nền điện ảnh nói tiếng Hoa mới thực sự khởi sắc với trào lưu nghệ thuật cấp tiến của những người cánh tả, tiêu biểu là các bộ phim Xuân tằm (春蠶, 1933, dựa theo tiểu thuyết của Mao Thuẫn), Đại lộ (大路, 1935, một tác phẩm của đạo diễn Tôn Du) hay Thần nữ (神女, 1934, do Ngô Vĩnh Cương đạo diễn). Các bộ phim theo trào lưu cấp tiến này đã mang lại màu sắc mới cho điện ảnh Trung Quốc khi khắc họa rõ nét sự xung đột tầng lớp trong giai đoạn chuyển đổi chính trị từ phong kiến sang cộng hòa, đồng thời đề cập trực tiếp đến cuộc sống đời thường, như một gia đình nuôi tằm trong Xuân tằm hay nghề mại dâm trong Thần nữ[1]. Với những thành công của các bộ phim mang đề tài xã hội này, thập niên 1930 có thể coi là giai đoạn hoàng kim đầu tiên của điện ảnh tiếng Hoa[1]. Đây cũng là giai đoạn chứng kiến sự ra đời lớp diễn viên điện ảnh nói tiếng Hoa nổi tiếng đầu tiên với các ngôi sao điện ảnh như Nguyễn Linh Ngọc, Chu Tuyền hay Triệu Đan.
Năm 1937, Chiến tranh Trung-Nhật bùng nổ, trung tâm điện ảnh Thượng Hải rơi vào tay quân đội Nhật và giai đoạn hoàng kim đầu tiên của điện ảnh tiếng Hoa chấm dứt. Hầu như tất cả các hãng phim lớn (trừ hãng Tân Hoa) đóng cửa cơ sở tại Thượng Hải và rất nhiều nhà làm phim phải chạy khỏi thành phố này để đến lánh nạn ở Hồng Kông hoặc Trùng Khánh. Tuy vậy một số nhà điện ảnh vẫn ở lại các khu tô giới của người nước ngoài ở Thượng Hải để tiếp tục thực hiện các tác phẩm mới. Đáng chú ý đạo diễn Bốc Vạn Thương đã cho ra đời bộ phim Mộc Lan tòng quân (木兰从军, 1939) lấy từ điển tích Mộc Lan tòng quân chống ngoại xâm để kêu gọi lòng yêu nước ngay giữa Thượng Hải bị chiếm đóng[2][4]. Ngày 7 tháng 12 năm 1941, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ giữa phe Trục và phe Đồng Minh, các khu tô giới bị quân Nhật tịch thu nốt và việc làm phim của các nhà điện ảnh cấp tiến ở Thượng Hải phải ngừng lại. Điện ảnh ở Đại lục thời gian này gần như chỉ có hãng Mãn Châu Quốc (株式會社滿洲映畫協會) là hoạt động với những bộ phim gây nhiều tranh cãi vì chịu ảnh hưởng của chính quyền Nhật hoàng.
Sau khi quân Nhật đầu hàng năm 1945, ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc, đặc biệt là ở Thượng Hải nhanh chóng phục hồi. Nhiều hãng phim mới được thành lập, còn Tân Hoa, hãng phim đã ở lại Thượng Hải trong giai đoạn chiếm đóng, trở thành công ty có quyền lực bậc nhất của cả nền điện ảnh tiếng Hoa. Năm 1946, đạo diễn nổi tiếng Thái Sở Sinh trở về từ Hồng Kông đã tái lập hãng phim Liên Hoa, sau đổi tên thành Côn Luân[5], một trong các hãng phim quan trọng nhất của điện ảnh Trung Quốc với nhiều bộ phim đáng nhớ như Nhất giang xuân thủy hướng đông lưu (一江春水向東流, 1947) hay Ô nha dữ ma tước (烏鴉与麻雀, 1949)[6]. Những bộ phim này đều tiếp tục với xu hướng thiên tả và thể hiện sự không đồng tình với chính sách đàn áp của Quốc Dân Đảng Trung Quốc do Tưởng Giới Thạch đứng đầu.
Cùng lúc này, một số hãng phim khác như hãng Văn hóa lại tách khỏi trào lưu cấp tiến để phát triển các bộ phim chính kịch riêng. Tác phẩm đáng nhớ nhất theo hướng đi này có lẽ là Tiểu thành chi xuân (小城之春, 1948), bộ phim sau này đứng đầu trong danh sách Phim tiếng Hoa hay nhất nhân kỉ niệm 100 năm ngày ra đời điện ảnh Trung Quốc[7].