Thủ Tục Xuất Khẩu Dầu Dừa

Thủ Tục Xuất Khẩu Dầu Dừa

Cơ sở dầu dừa muốn xuất 1,000 lít dầu dừa đi Japan. Xin hỏi cần những loại giấy tờ gì để xuất hàng?

Cơ sở dầu dừa muốn xuất 1,000 lít dầu dừa đi Japan. Xin hỏi cần những loại giấy tờ gì để xuất hàng?

Các chứng từ và yêu cầu từ nước nhập khẩu:

Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xuất khẩu cần phải liên hệ với đối tác nhập khẩu có yêu cầu phải kiểm dịch đối với mặt hàng này hay không để chuẩn bị, tránh vướng mắc sau khi đã xuất khẩu.

Các chứng từ có thể người nhập khẩu yêu cầu:

Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo về “Thủ tục xuất khẩu dừa” trước khi xuất – nhập khẩu hàng hóa, bạn nên vui lòng liên hệ V-Link Logistics để check thông tin một cách chính xác nhất vì các thông tư, nghị định luôn thay đổi một cách chóng mặt. Mọi thông tin tư vấn đều hoàn toàn miễn phí.

2. Mã HS và thuế xuất khẩu dừa tươi

Theo quy định của biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2024, dừa tươi được phân loại trong Phần II, Chương 08, nhóm 01. Dưới đây là mã HS Code của dừa tươi và một số sản phẩm từ dừa: Tham khảo chi tiết bên dưới:

– – Dừa đã trải qua công đoạn làm khô

(Để xác định chính xác HS Code chi tiết của từng mặt hàng, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời)

Các thông tin cần phải được ghi đầy đủ trên bao bì và nhãn mác của dừa tươi bao gồm các thông tin quan trọng (cả bằng tiếng Anh và tiếng của quốc gia xuất khẩu hoặc nhập khẩu) như sau:

Ngày sản xuất/ hạn sử dụng của dừa tươi

Và một số thông tin liên quan khác

Điều này đảm bảo rằng hải quan nước nhập khẩu và người tiêu dùng sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến sản phẩm, từ thông tin về nguồn gốc xuất sứ đến hướng dẫn sử dụng và các yếu tố quan trọng khác.

4. Bộ hồ sơ hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu dừa

Dừa tươi được xem như một loại thực phẩm từ thực vật, do đó khi thực hiện thủ tục xuất khẩu dừa tươiđến các quốc gia khác, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm (ATTP), kiểm dịch thực vật và tiến hành hung trung hàng hóa (nếu có) trước khi xuất khẩu.

Bộ hồ sơ hải quan liên quan đến việc xuất khẩu dừa tươi được xác định theo quy định tại điều 1, khoản 5 của Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 của Thông tư 38/2015/TT-BTC).

Hợp đồng thương mại (Sales contract)

Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)

Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing list)

Các giấy tờ, chứng từ khác (nếu có)

Lưu ý: Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp cũng nên tham khảo các quy định về quản lý hàng hóa tại quốc gia nhập khẩu để hiểu rõ hơn về các yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm này. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp cũng như nhà xuất khẩu chuẩn bị và bổ sung các chứng từ cần thiết trước khi bắt đầu quy trình xuất khẩu một cách dễ dàng.

*Các giấy tờ khác nếu doanh nghiệp nhập khẩu yêu cầu gồm:

1.Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O):

Chứng nhận xuất xứ không phải là một yếu tố cần thiết trong quá trình thông quan lô hàng, nhưng nó mang lại nhiều lợi ích đặc biệt khi giao dịch trên các thị trường có kí kết các hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Mặc dù không bắt buộc, nhưng người mua hàng có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi.

Chẳng hạn như khi xuất khẩu sang thị trường ASEAN mẫu C/O thường là mẫu D (Certificate of Origin Form D); xuất sang thị trường Trung Quốc thì sử dụng mẫu E, thị trường Mỹ thì sử dụng mẫu B và có nhiều mẫu C/O khác tùy thuộc vào quy định của từng hiệp định thương mại được ký kết cụ thể như sau:

Bộ hồ sơ để xin cấp Chứng nhận Xuất xứ hàng hóa bao gồm:

Ðơn đề nghị cấp C/O (1 bản, theo mẫu)

Mẫu C/O đã kê khai hoàn chỉnh có tối thiểu 4 bản (1 bản chính và 1 bản copy doanh nghiệp chuyển khách hàng, 1 bản copy C/O lưu tại công ty, 1 bản copy lưu tại VCCI.

Hóa đơn đường biển (Bill Of Lading)

Danh sách hàng đóng gói (Packing List)

Thêm vào đó, việc cung cấp các thông tin liên quan đến về định mức cho tiêu hao sản xuất và quy trình sản xuất của sản phẩm là cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, các tài liệu về nguồn gốc của nguyên vật liệu cũng cần được cung cấp, bao gồm tờ khai nhập khẩu, hóa đơn mua nguyên vật liệu, và bảng kê thu mua. Điều này giúp chứng minh rõ ràng về nguồn gốc và quá trình sản xuất của sản phẩm, đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy của hàng hóa.

2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS):

Chứng chỉ tự do lưu hành (CFS) là một loại văn bản được cấp bởi cơ quan chính phủ có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoặc sản phẩm. CFS chứng nhận rằng hàng hoặc sản phẩm đã được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại quốc gia xuất khẩu. Việc yêu cầu chứng chỉ tự do lưu hành cho lô hàng dừa tươi xuất khẩu phải tuân theo Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg, quy định về chứng chỉ tự do lưu hành đối với hàng hoặc sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu.

Hồ sơ yêu cầu giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS):

Đơn xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) phải đề cập đến các yếu tố sau: tên hàng hóa, mã HS của hàng, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có) và quốc gia nhập khẩu hàng hóa. Văn bản này cần có 1 bản chính, được phát hành bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Bản sao của Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cùng với con dấu của thương nhân, cũng cần được đính kèm vào đơn đề nghị.

Danh sách các cơ sở sản xuất (nếu có) bao gồm tên và địa chỉ của cơ sở, cũng như các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu cũng phải được đưa vào đơn, với 1 bản chính.

Tiêu chuẩn công bố cho sản phẩm, kèm theo cách thể hiện (trên nhãn, bao bì, hoặc tài liệu kèm), cũng phải đính kèm vào đơn và 1 bản sao có dấu thương nhân.

3. Giấy chứng nhận y tế - Health Certificate (HC):

Chứng nhận y tế, được gọi là Health Certificate và viết tắt là HC, là văn bản được cấp cho sản phẩm dừa tươi theo yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân. Quá trình đề nghị cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho sản phẩm dừa tươi dựa trên Thông tư số 52/2015/TT-BYT, quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và quy trình cấp chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu, trong phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế (HC) bao gồm:

Yêu cầu cấp giấy chứng nhận y tế theo mẫu được quy định trong Phụ lục 08 kèm theo Thông tư này phải được thực hiện.

Kết quả kiểm nghiệm cho từng mặt hàng trong lô hàng xuất khẩu phải bao gồm các tiêu chuẩn theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu về chất lượng, an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật). Thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định, phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được chấp nhận phải được cung cấp (bản gốc hoặc bản sao chứng thực).

Mẫu nhãn sản phẩm phải có bản sao được xác nhận bởi tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền.

Bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trong trường hợp cần thiết) hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức hoặc cá nhân) cũng phải được cung cấp.

4. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certification):

Chứng nhận kiểm dịch thực vật là một tài liệu quan trọng trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là trong việc đảm bảo an toàn về hàng hóa là thực vật. Việc kiểm dịch thực vật được thực hiện bởi các cơ quan quản lý của Nhà nước và các tổ chức chức năng khác, nhằm ngăn chặn sự lây lan của các loài sâu bệnh, vi sinh vật gây hại và cỏ dại nguy hiểm. Tương tự như một giấy phép thông hành, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho hàng hóa xuất khẩu đảm bảo rằng chúng đáp ứng đủ điều kiện để được vận chuyển ra nước ngoài.

Hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch thực vật bao gồm:

Giấy đăng kí kiểm dịch thực vật (theo mẫu).

Vận đơn, Invoice, Packing List.

Giấy ủy quyền làm chứng nhận kiểm dịch thực vật (nếu có)

Mẫu của lô hàng dừa tươi cần kiểm dịch thực vật.

Quy trình kiểm dịch thực vật như sau:

Gửi đơn đăng ký kiểm dịch: Nhà xuất khẩu cung cấp bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật cho hàng hóa xuất khẩu tới cơ quan kiểm dịch thực vật và thực hiện khai báo trực tuyến trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Tiến hành lấy mẫu:Chủ hàng cần đăng ký kiểm dịch ít nhất 1-2 ngày trước khi mang hàng ra cảng. Cơ quan kiểm dịch thực vật thực hiện quá trình lấy mẫu. Mẫu có thể được kiểm dịch tại cảng hoặc tại nhà máy sản xuất.

Khai báo thông tin:Thực hiện việc khai báo các thông tin về lô hàng trên hệ thống để có chứng thư nháp.

Bổ sung hồ sơ và nhận chứng thư:Sau khi kiểm tra các thông tin trên chứng thư nháp, cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ xác nhận hoặc điều chỉnh. Sau đó, tiến hành bổ sung hồ sơ và nhận chứng thư gốc từ cơ quan kiểm dịch.