Thủy Sản Cuối Năm 2022

Thủy Sản Cuối Năm 2022

Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản trong tháng 7/2022 đạt 157,8 nghìn tấn, trị giá 1,166 tỷ USD, tăng 4,7% về lượng và tăng 29,3% về giá trị so cùng kỳ năm 2021. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản đạt 1,104 triệu tấn, trị giá 7,58 tỷ USD, tăng 2,4% về lượng và tăng 32,7% về giá trị so cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản trong tháng 7/2022 đạt 157,8 nghìn tấn, trị giá 1,166 tỷ USD, tăng 4,7% về lượng và tăng 29,3% về giá trị so cùng kỳ năm 2021. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản đạt 1,104 triệu tấn, trị giá 7,58 tỷ USD, tăng 2,4% về lượng và tăng 32,7% về giá trị so cùng kỳ năm 2021.

NHIỀU NÔNG SẢN CHÍNH TĂNG TRƯỞNG ẤN TƯỢNG

Phân tích về thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 9 tháng năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Hoa Kỳ vươn lên dẫn đầu với kim ngạch đạt 9,72 tỷ USD, chiếm 21% thị phần trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam; đứng thứ hai là Trung Quốc với kim ngạch đạt 9,26 tỷ USD, chiếm 20%; Nhật Bản là thị trường lớn đứng thứ ba với hơn 3 tỷ USD, chiếm thị phần 6,6%. So với cùng kỳ năm 2023, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang ba thị trường này đều tăng từ 10-20%.

Về xuất khẩu nhóm các mặt hàng nông sản, trong 9 tháng năm 2024 đạt 24,85 tỷ USD, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2023. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta đều có kết quả tích cực. Cụ thể, cà phê đạt 4,37 tỷ USD, tăng 39,6%; cao su đạt 2,84 tỷ USD, tăng 16,4%; chè đạt 189 triệu USD, tăng 34,2%; gạo đạt 4,37 tỷ USD, tăng 23,5%; nhân điều đạt 3,17 tỷ USD, tăng 22,5%; hạt tiêu hơn 1 tỷ USD, tăng 46,9%; sắn và sản phẩm từ sắn đạt 0,9 tỷ USD, tăng 1,9%; đường mía đạt 285 triệu USD, tăng 39,3%; chế phẩm từ sản phẩm trồng trọt đạt 583 triệu USD, giảm 28,3%.

Đáng chú ý, xuất khẩu rau quả đạt 5,84 tỷ USD, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm 2023 và đã vượt xa cả năm 2023; trong đó, sầu riêng đạt giá trị hơn 2,5 tỷ USD, các loại trái cây khác như thanh long, chuối, mít và xoài cũng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu. Trong số 10 thị trường chính nhập khẩu rau quả Việt Nam, hầu hết đều ghi nhận sự tăng trưởng mạnh, trừ Hà Lan. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất với kim ngạch 9 tháng năm 2024 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023, theo sau là Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Thái Lan với giá trị nhập khẩu tăng trưởng 35-90%.

TĂNG NHẬP KHẨU GẠO ĐỂ ĐÁP ỨNG CÁC ĐƠN HÀNG XUẤT KHẨU

Trong 9 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, với kim ngạch 4,37 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2023, lượng gạo xuất khẩu tăng 9,2%, giá trị tăng 23,5%. Thống kê cho thấy, giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam trong 9 tháng năm 2024 ở mức 624 USD/tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Với các đơn hàng đã ký, dự tính trong quý 4/2024, cần đến hơn 2 triệu tấn gạo cho xuất khẩu, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu dự tính lên hơn 9 triệu tấn. Tuy nhiên, lượng gạo trong nước dành cho xuất khẩu đã cạn, trong khi miền Bắc đối diện với nguy cơ mất mùa, khi có gần 300.000ha lúa ở các tỉnh miền Bắc bị ngập úng, hư hại do bão số 3. Đây không phải là “vựa lúa gạo” để phục vụ xuất khẩu, song cũng ảnh hưởng lớn tới nguồn cung mặt hàng này tại thị trường nội địa, dẫn đến sẽ có một lượng lớn gạo từ Đồng bằng sông Cửu Long thay vì xuất khẩu, sẽ được chuyển ra miền Bắc để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng trong quý cuối năm 2024 sẽ phải tăng nhập khẩu gạo để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu. Trong 9 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi 996 triệu USD để nhập khẩu các mặt hàng gạo về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là con số cao kỷ lục trong lịch sử, đồng thời vượt xa kim ngạch nhập khẩu 860 triệu USD của năm 2023.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết trong quý 4/2024, nguồn cung gạo trong nước hiện không còn nhiều, một số doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải tăng nhập lúa gạo từ các nước láng giềng để trả đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm. Vì vậy, nếu doanh nghiệp tiếp tục tham gia đấu thầu các gói gạo mà Indonesia chào mời, thì phải tăng nhập khẩu từ các nước lân cận.

XUẤT KHẨU THUỶ SẢN TRỞ LẠI QUỸ ĐẠO TĂNG TRƯỞNG

Thông tin về tình hình xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết trong 9 tháng năm 2024 đạt 7,16 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, sau 4 năm bị xáo trộn bởi dịch Covid-19, chiến tranh, lạm phát… diễn biến của các thị trường đang dần ổn định, xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 đã quay trở lại quỹ đạo thông thường, là tăng tốc trong nửa cuối năm 2024 và đạt đỉnh vào quý 3, khi đạt 2,76 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, các mặt hàng chủ lực đều có những bứt phá đáng kể như cá tra tăng 13,5%, tôm tăng 17,5%, cua ghẹ tăng 56%, nhuyễn thể có vỏ tăng 95%.

Tính chung 9 tháng năm 2024, xuất khẩu tôm mang về kim ngạch cao nhất với gần 2,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2023. Năm 2024, tôm đông lạnh xuất khẩu vẫn bị tác động bởi xu hướng giá chưa phục hồi rõ rệt, cùng với áp lực giá bán cạnh tranh với tôm Ecuador và Ấn Độ. Tuy nhiên, tôm chế biến của Việt Nam vẫn có vị thế tốt ở các thị trường.

Tiếp đến là mặt hàng cá tra, sau 9 tháng năm 2024 đạt 1,46 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023; cá ngừ đạt 715 triệu USD, tăng 16%; cua ghẹ đạt 227 triệu USD, tăng 66%, chủ yếu nhờ xuất khẩu sản phẩm cua sống sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh. Riêng với mặt hàng mực và bạch tuộc, trong 9 tháng năm 2024 chỉ đạt 464 triệu USD, giảm nhẹ 2,7% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với tình hình xuất khẩu gỗ và lâm sản, trong 9 tháng năm 2024 ước đạt 12,466 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong nhóm lâm sản, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 7,84 tỷ USD, tăng 20,7%; xuất khẩu gỗ nguyên liệu đạt 3,533 tỷ USD, tăng 13,1%; xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt 777 triệu USD, tăng 3,9%.

Về thị trường xuất khẩu, ngoại trừ Hàn Quốc và Nhật Bản có dấu hiệu giảm nhẹ lần lượt là 2,7% và 1,4% so với cùng kỳ năm 2023, còn lại các thị trường nhập khẩu chính vẫn duy trì tăng trưởng khá mạnh; trong đó, Hoa Kỳ đạt 5,9 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ 2023 và chiếm 54,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản; tiếp đến là Trung Quốc đạt 1,3 tỷ USD, châu Âu đạt 630 triệu USD và đều tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2023...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 41-2024 phát hành ngày 07/10/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Thông tin và dữ liệu tổng hợp, cập nhật về sản xuất và thương mại thủy sản Việt Nam và thế giới

Báo cáo phát hành tháng 02/2023

* Tình hình sản xuất thủy sản nuôi trồng, khai thác chi tiết theo ngành hàng chính: tôm, cá tra, cá ngừ… trong quý IV và cả năm 2022 (sản lượng, diện tích nuôi, giá nguyên liệu…)

* Diễn biến XK thuỷ sản theo sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua, ghẹ, chả cá surimi…) và theo thị trường hàng tháng trong Quý IV và cả năm 2022.

* Diễn biến giá trung bình XK tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, cua, ghẹ, ngao đi các thị trường.

* Top 100 Doanh nghiệp XK thủy sản năm 2022.

* Top 10 Doanh nghiệp XK tôm, cá tra, cá ngừ, mực bạch tuộc, ngao, cua, ghẹ đi các thị trường năm 2022

* So sánh vị thế của Việt Nam với các nước XK khác đối với từng ngành hàng.

* NK thuỷ sản theo sản phẩm chủ lực và nguồn cung cấp năm 2022, theo tháng và theo quý.

* Dự báo về tình hình sản xuất và XK trong quý I và cả năm 2023 chi tiết theo sản phẩm và thị trường.

MỤC LỤC VÀ DANH SÁCH BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU

Kế hoạch dự kiến phát hành Báo cáo trong năm 2023:

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam 2023

Quý Doanh nghiệp và Bạn đọc quan tâm đến Báo cáo xin vui lòng liên hệ:

Ms Nguyễn Thu Trang - Mobile: 0906 151 556 -0868 093 697 - Email: [email protected]