Chiều ngày 09/12/2024, UBND huyện tổ chức Hội nghị Thẩm tra kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí Nông thôn mới nâng cao tại xã Lâu Thượng. Đồng chí Dương Văn Toản - Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch...
Chiều ngày 09/12/2024, UBND huyện tổ chức Hội nghị Thẩm tra kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí Nông thôn mới nâng cao tại xã Lâu Thượng. Đồng chí Dương Văn Toản - Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch...
Các bạn có thể tra cứu thông tin của các cấp đơn vị hành chính bằng cách bấm vào tên đơn vị trong từng bảng hoặc quay lại trang Thông tin tổng quan Việt Nam hoặc trang thông tin vùng Vùng Đông Bắc
Sáng ngày 02/09/2023 xóm Hà Thuận xã Mỹ Yên tổ chức Lễ khánh thành Nhà văn hóa xóm
Dự lễ Khánh thành có đồng chí Trịnh Việt Hà – Uỷ viên BCH Đảng bộ huyện, Phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra huyện uỷ, nguyên Phó bí thư thường trực Đảng uỷ xã Mỹ Yên; đồng chí Chu Thị Nhì - Bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND xã; đồng chí Nguyễn Văn Đoàn - Phó bí thư thường trực Đảng uỷ; đồng chí Nguyễn Quang Khê – Phó bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã cùng các đồng chí trong Ban thường vụ Đảng ủy, thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, MTTQ và trưởng các ban, ngành đoàn thể; các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn, các đồng chí Bí thư chi bộ, trưởng xóm của các xóm; Ban công tác mặt trận xóm Hà Thuận, con em xóm Hà Thuận đang công tác, sinh sống tại mọi miền của tổ quốc cùng toàn thể nhân dân xóm Hà Thuận có mặt đông đủ.
Xóm Hà Thuận là xóm có 117 hộ với số nhân khẩu 420 nhân khẩu, thực hiện nghị quyết chỉ đạo của Đảng ủy, Kế hoạch triển khai của Ủy ban nhân dân, sự quan tâm giúp đỡ của MTTQ và các ban ngành đoàn thể xã Mỹ Yên. Sự quyết tâm cao cấp ủy, chi bộ xóm Hà Thuận đã họp bàn và đề ra nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền vận động bà con nhân dân, nhân dân xóm Hà Thuận đồng tâm hợp lực để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm đề ra. Dần tháo gỡ những khó khăn để phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống tinh thần cho nhân dân và cùng nhau đoàn kết xây dựng xóm Hà Thuận ngày càng đổi mới theo chiều hướng tích cực với mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản để xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.
Xác định củng cố và chăm lo đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân là động lực thúc đẩy để xây dựng nền tảng văn hoá tinh thần trong nhân dân. Nhà văn hóa xóm Hà Thuận được xây dựng trên khuôn viên tổng diện tích đất là 1440m2. Được khởi công xây dựng vào ngày 13/4/2023, chiều dài NVH 20 mét, rộng 10,5 mét, tổng diệnt ích xây dựng là 210m2. Tổng kinh phí xây dựng gần 510 triệu đồng.
Sau hơn 4 tháng thi công thực hiện các bước đúng quy trình bằng quyết tâm và tinh thần khắc phục khó khăn. Đến nay đã hoàn thành và kịp thời đưa vào sử dụng phục vụ cho sinh hoạt hội họp của nhân dân. Để có được thành quả đó trước hết là được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Đảng uỷ, UBND xã, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chi bộ, sự đoàn kết nhất trí vào cuộc nhiệt tình trách nhiệm của các thành viên ban công tác mặt trận xóm Hà Thuận và sự đồng thuận hưởng ứng của toàn thể bà con nhân dân, là những đóng góp to lớn nhất về tinh thần, vật chất của các cơ quan, doanh nghiệp những con em thành đạt trong và ngoài xóm, đang học tập và công tác trên khắp mọi miền của Tổ quốc và những con em đang học tập lao động ở nước ngoài luôn hướng về quê hương.
Công trình nhà văn hoá, ngôi nhà chung của nhân dân xóm Hà Thuận là niềm tự hào của xóm nói riêng và của cả xã Mỹ Yên nói chung, là nền tảng của niềm tin để các xóm bạn tiếp triển khai xây dựng Nhà văn hoá theo đúng tiêu chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu trong giai đoạn mới.
Mouhya cùng hai người đồng hương nhìn quanh rồi mạnh dạn bước vào quán cơm trên phố Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội), trưa một ngày cuối tháng 10.
"Thật dễ chịu khi không còn ai nhìn chúng tôi hiếu kỳ như hồi mới đến", chàng trai 28 tuổi người Somali nói. Người bạn của Mouhya chìa điện thoại ghi tên mấy món ăn cho chị Nguyễn Thị Thảo (chủ quán) rồi lặng lẽ ngồi vào bàn.
"Họ không biết tiếng Việt nên chúng tôi giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng công cụ dịch trên điện thoại", chị Thảo giải thích.
Gần ba tháng qua, người dân các phường Nhật Tân, Tứ Liên, quận Tây Hồ không còn xa lạ với từng tốp đàn ông da đen đi lại trên phố hoặc làm thuê các công việc tay chân như rửa bát, bốc vác ở các vườn đào, quất.
Anh Đỗ Ngọc Hạnh, 36 tuổi, chủ một khu nhà trọ trên địa bàn cho biết những người này đa số đến từ các nước châu Phi như Nigeria, Ghana, Somali, đang trọ trong các căn hộ của anh.
"Hơn 150 người đang thuê trọ ở chỗ tôi. Họ gồm cả nam giới, phụ nữ sống một mình hay hộ gia đình có trẻ con", anh Hạnh nói. Cách đây hơn ba tháng có vài người nước ngoài đến thuê rồi mách nhau, nay cả ba ngôi nhà gần như kín chỗ.
Những người châu Phi này chủ yếu sang Việt Nam với ý định làm giáo viên tiếng Anh nhưng không tìm được việc nên làm lao động chân tay để kiếm sống.
"Họ nói các trung tâm Anh ngữ ở Việt Nam chỉ tuyển giáo viên bản ngữ nên rất khó xin việc. Một số khác chủ đích sang đây với hy vọng đổi đời do cuộc sống ở quê nhà quá khó khăn", anh Hạnh nói.
Manfred Fregene, 42 tuổi, làm bốc vác từ khi mới đặt chân đến đây hồi tháng 5. Mỗi giờ anh được trả 50.000 đồng. Thu nhập trong ngày đủ để mua thức ăn cho 8 người con, 5 trai, 3 gái, từ 1-16 tuổi.
Fregene kể từng kinh doanh nhà đất ở Nigeria nhưng mấy năm nay kinh tế khó khăn, an ninh bất ổn. Mong có cuộc sống an toàn hơn, anh định đưa cả gia đình sang Canada nhưng cuối cùng lại chuyển hướng đến Việt Nam.
"Một số bạn bè tôi đang ở Việt Nam nói đây là một đất nước đáng sống, an toàn nên tôi muốn sang lập nghiệp", người đàn ông Nigeria nói. Thuê một phòng trong ngôi nhà ba tầng có thêm hơn chục đồng hương giúp gia đình anh bớt cảm giác sống ở xứ người.
Manfred Fregene và các con đã hết hạn visa từ hai tháng trước nhưng không thể về nước. "Chúng tôi không biết lấy đâu ra tiền mua vé máy bay và nộp phạt quá hạn visa", người đàn ông nói. Gia đình này cũng nợ tiền thuê trọ mấy tháng nay.
Ở nhà trọ cách Fregene khoảng 500 m, chị Deborah, 46 tuổi, người Nigeria, đến Việt Nam với kỳ vọng có thu nhập tốt để thay đổi cuộc sống.
5 tháng sang đây, Deborah kiếm được công việc dạy tiếng Anh ở Thái Bình, lương 450.000 đồng mỗi giờ. Vài tuần trước, trung tâm không ký tiếp hợp đồng trong khi visa còn hạn gần hai năm nữa nên Deborah thuê nhà trọ ở quận Tây Hồ chờ tìm việc.
Trong thời gian này, chị nhận làm mọi thứ từ phụ vữa, bốc vác cho đến dọn dẹp nhà cửa.
Mouhya sang Việt Nam từ tháng 8. Anh biết Việt Nam qua truyền thông và một số người bạn. "Tôi có kỹ năng về sư phạm. Khi còn ở Somali tôi là giáo viên nên muốn tiếp tục công việc này khi đến đây", chàng trai 28 tuổi nói.
Hai tháng đầu, anh làm giáo viên tiếng Anh ở ngoại thành Hà Nội, mỗi giờ được trả 420.000 đồng. Ba tuần nay Mouhya thất nghiệp. Mang kỳ vọng có thu nhập và cuộc sống tốt hơn, nhưng tuần sau visa hết hạn, việc chưa tìm được, anh dự định sẽ về nước.
Chị Nguyễn Thị Thảo, chủ quán cơm trên phố Tứ Liên, thường giúp những lao động châu Phi bằng cách thuê họ rửa bát, phụ nhặt rau để đổi cơm trưa, tối, dù đủ nhân viên.
Thi thoảng người dân quanh khu vực muốn tìm người phụ bốc vác, làm việc ở công trình xây dựng hay trên đồng ruộng, chị giới thiệu giúp.
"Họ thân thiện, nhiều người hiền lành nhưng bất đồng ngôn ngữ nên khó giao tiếp", chị nói.
Một người dân phường Tứ Liên cho biết từng thuê một số lao động châu Phi phụ giúp khi xây, sửa nhà. Nhược điểm của những lao động này là không thạo việc và khéo léo như người Việt, thường đòi giá cao hơn mặt bằng chung. "Tôi thuê họ vì muốn giao tiếp tiếng Anh chứ muốn công việc hiệu quả sẽ thuê lao động Việt", anh nói.
Chủ nhà trọ Đỗ Ngọc Hạnh cũng cho biết để giúp đỡ những người châu Phi thất nghiệp, anh và một số người bạn lập một nhóm chat trên Zalo giới thiệu việc làm.
Những người chịu gánh nặng cơm áo như anh Manfred Fregene hay chị Deborah có nhu cầu tìm việc thật và chăm chỉ. Số người khác ngại việc, trễ giờ và từng bị lừa nên hay mặc cả khi đi làm, khiến người thuê không hài lòng.
Đại diện UBND quận Tây Hồ cho biết có ghi nhận một bộ phận người châu Phi sinh sống trên địa bàn một thời gian dài. Do không tìm được việc làm theo đúng mục đích, nhóm người này phải bươn chải nhiều nghề như bốc vác, chạy việc vặt.
"Việc quản lý nhóm lao động này cũng gặp nhiều khó khăn bởi họ không có công việc cố định", đại diện quận nói.
Ông cũng cho biết thêm, công an quận Tây Hồ đã liên hệ với các đại sứ quán quản lý các lao động trên để nắm thông tin. Với các trường hợp quá hạn visa, cơ quan chức năng đang thống kê và sắp xếp phương án đưa họ về nước.
Tiến sĩ Kiều Thanh Nga, Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) cho biết một số nước châu Phi có điều kiện kinh tế khó khăn nên người lao động có nhu cầu xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam để tìm kiếm việc làm có thu nhập và cuộc sống tốt hơn.
Với các "xóm lao động châu Phi" ở Việt Nam, chính quyền cần kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên để biết tình trạng lao động và thời hạn visa, cũng như phối hợp chặt chẽ với đại sứ quán các nước để giải quyết những trường hợp phát sinh.
"Người châu Phi thật thà và thân thiện nhưng công việc không ổn định, thất nghiệp kéo dài dễ dẫn đến tình trạng mất trật tự an ninh, an toàn xã hội, vi phạm pháp luật", bà Nga nói.
Hoàn thành đánh giá hồ sơ dự thầu
Xóm 2,Thôn Cổ Điển, xã Hải Bối, huyện Đông Anh
+ Chủ đầu tư: Viễn thông Hà Nội, Số 75 Đinh Tiên Hoàng- phường Tràng Tiền- quận Hoàn Kiếm - TP Hà Nội - Việt Nam, Điện thoại: (84-24) 3 6686868; Fax: (84-24) 3 6686888. + Bên mời thầu: Ban Quản lý các dự án công trình thông tin 1– Viễn thông Hà Nội, Phòng 201 – Nhà G – 75 Đinh Tiên Hoàng- phường Tràng Tiền- quận Hoàn Kiếm - TP Hà Nội - Việt Nam, Điện thoại: (84-24) 39343688; Fax: (84-24) 38241903
1. Tải về báo cáo đánh giá kĩ thuật - Không có file báo cáo
2. Tải về văn bản phê duyệt danh sách NT đạt kĩ thuật - Không có file báo cáo
3. Tải về file báo cáo đánh giá tổng hợp -
Biên bản mở HSDXKT Biên bản mở HSDXTC Hoàn thành ĐGHSKT