Mặc dù Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng xuất khẩu gạo Việt sang Anh vẫn ở mức khiêm tốn với thị phần chỉ 0,2% và đứng thứ 22 trong các nhà xuất khẩu gạo lớn nhất sang Anh.
Mặc dù Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng xuất khẩu gạo Việt sang Anh vẫn ở mức khiêm tốn với thị phần chỉ 0,2% và đứng thứ 22 trong các nhà xuất khẩu gạo lớn nhất sang Anh.
Theo Bộ Công thương, mặc dù Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với sản lượng trên 8 triệu tấn/năm, nhưng xuất khẩu gạo Việt sang Anh quốc hiện vẫn ở mức khiêm tốn với thị phần chỉ khoảng 0,2% và chỉ đứng thứ 22 trong các nhà xuất khẩu gạo lớn nhất vào Anh.
Thị trường Anh có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn, với nhu cầu nhập khẩu trên 700.000 tấn/năm. Gạo Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh với các đối thủ dẫn đầu về xuất khẩu gạo sang Anh gồm Ấn Độ (22%), Pakistan (18%), Tây Ban Nha (11%), Italia (10,9%), Thái Lan (9,2%)....
Được biết, gạo Việt Nam ở Anh chủ yếu được bán cho cộng đồng người Việt Nam và một phần cộng đồng người Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines.
Các thương hiệu gạo Việt Nam phổ biến tại Anh có thể kể đến: Golden Lotus Premium Jasmine Rice, (Longdan supermarket), Longdan Rice (Longdan supermarket), Buffalo Saigon Fragrant Rice (Longdan supermarket), Buffalo Brand Northern Vietnam Glutinous Rice (Tradewind).
Theo Thương vụ Việt Nam tại Anh quốc, với cộng đồng hơn 5,5 triệu người gốc Á, nhu cầu tiêu dùng gạo rất lớn trong khi Anh hoàn toàn không sản xuất lúa gạo. Năm 2021, Anh nhập gần 652.000 tấn gạo, trị giá gần 575 triệu USD. Năm 2022, lượng gạo nhập khẩu tăng lên hơn 678.000 tấn, trương đương mức tăng 4,1% và giá trị nhập khẩu tăng 7% lên hơn 603 triệu USD.
Nước ta đứng thứ 22 trong các nước xuất khẩu gạo sang Anh với thị phần chỉ có 0,2%. Dư địa cho gạo Việt Nam tại Anh còn có thể mở rộng nhờ cộng đồng gốc Việt Nam với 100.000 người và nhờ quy chế hạn ngạch thuế quan trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA).
Đáng chú ý, trong khuôn khổ Hiệp định UKVFTA, Anh cam kết dành lượng hạn ngạch thuế quan (TRQ) cho Việt Nam gần 14.000 tấn, gồm: gạo đã xát, gạo đã xay và gạo đã xay đáp ứng yêu cầu đúng chủng loại. Với những cơ hội mang lại từ Hiệp định này, gạo xuất xứ từ Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ.
Để gạo Việt Nam tăng sự hiện diện tại thị trường Anh, Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh kiến nghị Bộ Công thương khuyến khích những doanh nghiệp xuất khẩu gạo ký kết các hợp đồng cung ứng dài hạn trên cơ sở cân đối giữa an ninh lương thực trong nước với nhu cầu xuất khẩu; Ngân hàng Nhà nước xem xét tăng tín dụng cho doanh nghiệp thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu.
Cùng với đó, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ nông dân mở rộng diện tích trồng lúa áp dụng Global G.A.P để sản xuất gạo thơm chất lượng cao. Chính quyền các địa phương có diện tích đất trồng lúa lớn nên triển khai những Chương trình hỗ trợ nông dân về giống lúa, vật tư nông nghiệp an toàn, xay xát và bảo quản lúa gạo đáp ứng chất lượng và thị hiếu tiêu dùng của thị trường.
Tổng cục Hải quan cho biết, tính chung 10 tháng năm nay, nước ta đã xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, thu về 4,86 tỷ USD, tăng 10,2% về lượng và tăng 23,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Đây là kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong lịch sử của ngành lúa gạo Việt Nam, cao hơn khoảng 160 triệu USD so với cả năm 2023.
Đáng chú ý, ngay cả trong bối cảnh Ấn Độ mở rộng nguồn cung trở lại, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2024 vẫn đạt 0,8 triệu tấn gạo, thu về 505 triệu USD, chỉ giảm nhẹ so với tháng trước, nhưng tăng 29% về lượng và tăng 27,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này phản ánh hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta vẫn duy trì ổn định và chỉ chịu tác động hạn chế từ động thái của Ấn Độ.
Về triển vọng giá gạo trong nước, theo Phó Tổng Giám đốc MXV Nguyễn Đức Dũng, dù xu hướng giảm vẫn đang diễn ra thế nhưng mức giá khó có thể chạm ngưỡng 500 USD/tấn trong ngắn hạn.
Con số này cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2023 (trong 10 tháng cùng kỳ năm 2023, Philippine nhập khẩu 2,84 tấn gạo), và vượt qua tổng lượng gạo nhập khẩu năm 2023 của Philippines theo tính toán của cơ quan này (Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines thống kê tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines năm 2023 là 3,61 triệu tấn). Tính riêng từ đầu đến ngày 24 tháng 10 năm 2024, Philippines nhập khẩu 380.541,58 tấn gạo, cao hơn rất nhiều so với con số 163.217,40 tấn gạo nhập khẩu trong tháng 10 năm 2023.
Việt Nam vẫn giữ vững ngôi đầu xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines. Tính đến cuối tháng 10 năm 2024, Philippines nhập khẩu 2,91 tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines. Đứng thứ hai là Thái Lan với 457.673,28 tấn, chiếm 12,4%. Tiếp theo là Pakistan với 162.369,48 tấn, chiếm 4,5%, và Myanmar và Ấn Độ lần lượt là 114.766,75 tấn và 22.039,04 tấn.
Với xu hướng tăng trưởng này, dự báo tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong cả năm 2024 sẽ ở mức trên 4 triệu tấn, có thể đạt 4,5 triệu tấn.
(HNM) - Theo Bộ NN&PTNT, diện tích trồng chè cả nước hiện đạt 123.000ha, năng suất bình quân đạt gần 95 tạ/ha, sản lượng đạt 1,02 triệu tấn chè búp tươi. Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè. Sản phẩm chè của Việt Nam xuất khẩu tới 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các thị trường chính của chè Việt Nam là: Pakistan, Trung Quốc, Nga, Indonesia… Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm 12-15% lượng chè xuất khẩu của Việt Nam.
Các sản phẩm từ cây chè ngày càng đa dạng, bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Việt Nam hiện có hơn 170 giống chè, hương vị đặc biệt, được thế giới ưa chuộng như: Chè sao lăn, chè xanh, chè ô long, chè Hương, chè thảo dược... Do yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường thế giới, các vùng trồng chè đã đổi mới sản xuất sản phẩm chè theo hướng an toàn hữu cơ, góp phần bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và hướng tới nền nông nghiệp xanh, phát triển bền vững.